Trong kho tàng văn học thế giới, có biết bao thiên tiểu thuyết đồ sộ. Bên cạnh đó, còn có những mẩu truyện rất ngắn, nhẹ nhàng, nhưng ý nghĩa của nó cũng không kém những thiên truyện kếch xù khác. Truyện Người ăn xin là một trong những truyện ngắn như vậy. Đây là một mẩu truyện ngắn với bức thông điệp về lòng nhân ái giữa con người với con người. Mẫu chuyện xoay quanh câu chuyện của một người ăn xin già đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.
Mẫu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép truyền đi thông điệp về lòng nhân ái, sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống này. Đó không phải là sự sẻ chia về vật chất, mà hơn hết, đó là sự chia sẻ, cảm thông là sự yêu thương, là sự đồng cảm với nhau về mặt tinh thần.
Câu chuyện chỉ có hai nhân vật: người ăn xin đã già và một cậu bé. Người ăn xin được tác giả miêu tả là một người đã già với "đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi". Như vậy, chúng ta thấy, đây không phải là một người ăn xin bình thường. Đây là một ông lão có hoàn cảnh đặc biệt, vô cùng khắc khổ. Tác giả không nói nhiều về hoàn cảnh của ông, mà thông qua việc miêu tả về ngoại hình, về sức khỏe và về cách ăn mặc, chúng ta biết được hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin. Chắc hẳn, đã nhiều ngày người ăn xin chưa được miếng gì vào bụng, thì đôi môi ông mới tái nhợt như thế. Chắc hẳn rằng, đã lâu lắm rồi ông không xin được bộ quần áo tử tế nào để khoác lên người để che cho mình khỏi cái nắng, cái gió.
Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin trông thật đáng thương, bởi vậy, cậu bé đã "lục hết túi này đến túi kia" để mong kiếm được một cái gì đó cho người ăn xin. Vậy nhưng, "không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết". Và cuối cùng, cậu đã phải trả lời ông lão với vẻ thất vọng và có lỗi: "Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!". Câu trả lời của cậu cùng hành động nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của người ăn xin quả thực đã khiến cho người đọc thấm ấp áp vô cùng. Và chắc chắn, khi thấy hành động cùng lời xin lỗi đó, người ăn xin đã cảm động biết bao. Qua cử chỉ, lời nói, hành động ấy, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, sự mong muốn sử chia xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của cậu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của người ăn xin.
Chắc hẳn rằng, nếu như, cậu bé có một cái gì trong túi, đồng xu hay bất kì một thứ nào đó, thì cậu hẳn sẽ cho hết ông lão mà không giữ lại bất cứ thứ gì cho mình. Thế nhưng, nhà văn đã tạo ra tình huống không có một cái gì cả. Thế nhưng không có mà lại có, không có vật chất nhưng có tình cảm, có tấm lòng. Người đọc thấy được khát khao muốn được "cho" muốn được chia sẻ của cậu bé là rất chân thành. Người đọc còn cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến của người "nhận" khi mà món quà được nhận lớn hơn tiền bạc, vật chất, đó là sự sẻ chia. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật "cho" và "nhận". Khi cậu bé "cho" ông lão sự cảm thông cũng là lúc cậu nhận được niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những hoàn cảnh khó khăn, cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin, đã làm cho người ăn xin cảm thấy ấm áp. Và chính lòng nhân ái của cậu đã cho cậu cũng nhận được một cái gì đó. Cuối truyện Tuốc-ghê-nhép viết: "Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông". Mặc dù người đọc không biết điều mà cậu bé nhận lại được từ người ăn xin là gì. Nhưng chắc chắn chúng ta biết, cậu nhận lại được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng của mình. Khi người ăn xin nói: "Cháu ơi ! Cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi", chúng ta biết người ăn xin đã cảm thấy được tấm lòng nhân ái bao la của cậu bé. Và chính sự thấu hiểu đó, đã khiến cậu bé bớt đi sự ăn năn lúc đầu vì không có bất cứ thứ vật chất nào để chia sẻ với người ăn xin.
Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ, chia sẻ. Thế nhưng, cũng thật đáng buồn, đáng phê phán thay vì vẫn còn có những người thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh của người khác. Con người dường như ích kỉ hơn, họ sống chỉ nghĩ đến bản thân mình mà quên đi đồng loại. Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là một hồi chuông cảnh báo cho thái độ sống, cách sống, cách đối xử giữa con người với nhau trong một cộng đồng, một xã hội. Câu chuyện đã để lại cho người đọc bài học ý nghĩa, sâu sắc.(bài này hay hơn nek)
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!^^