Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 32
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (3)

Vũ Nam Phong
hung do

Đang theo dõi (4)

duyminh Nguyen
Vũ Nam Phong
hung do

Câu trả lời:

Vườn Treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cố đại được nhắc đến trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nó được ca ngợi là một thành tựu nổi bật về kỹ thuật xây dựng với một chuỗi vườn bậc thang, có đủ các loại cây, cây bụi và cây leo đa dạng, tạo nên một ngọn núi xanh lớn được đắp bởi gạch bùn. Vườn treo được cho là được xây dựng tại thành phố cổ đại Babylon, gần thành phố Hillah tỉnh Babil, Iraq ngày nay. Tên của nó được lấy nguồn gốc từ chữ Hy Lạp kremastós (κρεμαστός có nghĩa là "treo qua"), dùng để chỉ những cây cối được trồng trên một cấu trúc trên cao như là ban công hay sân thượng.[1][2][3]

Theo một truyền thuyết, vườn treo nằm kế bên một cung điện rất lớn được biết đến với cái tên Kì quan của nhân loại, được xây dựng bởi Nebuchadnezzar II thời Tân Babylon (trị vì 605- 562 TCN), dành tặng cho vợ của mình, Amytis người Media, để làm bà khuây khỏa nỗi nhớ quê hương, nơi vốn có những ngọn đồi và thung lũng xanh tươi. Điều này được ghi chép lại bởi một tu sĩ người Babylon, Berossus, vào khoảng 290 TCN, sau này được dẫn lại bởi Josephus. Vườn treo cũng được gắn với vị nữ vương huyền thoại Semiramis, người được cho là đã trị vì Babylon vào thế kỷ thứ 9 TCN,[4] do đó còn có một tên gọi khác là Vườn treo của Semiramis.[5]

Vườn treo là công trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại mà vị trí vẫn chưa được xác định chính xác.[6] Không có văn bản thời Babylon còn tồn tại nào nhắc tới vườn treo, và không có bằng chứng khảo cổ vững chắc nào được tìm thấy tại Babylon.[7][8] Có ba giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, công trình chỉ là một huyền thoại, và các mô tả được nhắc đến trong ghi chép của các tác giả Hy Lạp và La Mã cổ đại như Strabo, Diodorus Siculus và Quintus Curtius Rufus đã tô vẽ một hình ảnh lý tưởng hóa về một khu vườn phương Đông.[9] Thứ hai, Vườn treo đã từng tồn tại tại Babylon, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn trong khoảng thời gian thế kỷ 1 TCN.[4][10] Thứ ba, khu vườn được nhắc đến trong truyền thuyết thực chất là khu vườn treo do vua Sennacherib của Assyria (704–681 TCN) xây dựng tại thủ đô Nineveh bên bờ sông Tigris, gần thành phố Mosul thời hiện đại.[1][11]

Câu trả lời:

Vườn Treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cố đại được nhắc đến trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nó được ca ngợi là một thành tựu nổi bật về kỹ thuật xây dựng với một chuỗi vườn bậc thang, có đủ các loại cây, cây bụi và cây leo đa dạng, tạo nên một ngọn núi xanh lớn được đắp bởi gạch bùn. Vườn treo được cho là được xây dựng tại thành phố cổ đại Babylon, gần thành phố Hillah tỉnh Babil, Iraq ngày nay. Tên của nó được lấy nguồn gốc từ chữ Hy Lạp kremastós (κρεμαστός có nghĩa là "treo qua"), dùng để chỉ những cây cối được trồng trên một cấu trúc trên cao như là ban công hay sân thượng.[1][2][3]

Theo một truyền thuyết, vườn treo nằm kế bên một cung điện rất lớn được biết đến với cái tên Kì quan của nhân loại, được xây dựng bởi Nebuchadnezzar II thời Tân Babylon (trị vì 605- 562 TCN), dành tặng cho vợ của mình, Amytis người Media, để làm bà khuây khỏa nỗi nhớ quê hương, nơi vốn có những ngọn đồi và thung lũng xanh tươi. Điều này được ghi chép lại bởi một tu sĩ người Babylon, Berossus, vào khoảng 290 TCN, sau này được dẫn lại bởi Josephus. Vườn treo cũng được gắn với vị nữ vương huyền thoại Semiramis, người được cho là đã trị vì Babylon vào thế kỷ thứ 9 TCN,[4] do đó còn có một tên gọi khác là Vườn treo của Semiramis.[5]

Vườn treo là công trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại mà vị trí vẫn chưa được xác định chính xác.[6] Không có văn bản thời Babylon còn tồn tại nào nhắc tới vườn treo, và không có bằng chứng khảo cổ vững chắc nào được tìm thấy tại Babylon.[7][8] Có ba giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, công trình chỉ là một huyền thoại, và các mô tả được nhắc đến trong ghi chép của các tác giả Hy Lạp và La Mã cổ đại như Strabo, Diodorus Siculus và Quintus Curtius Rufus đã tô vẽ một hình ảnh lý tưởng hóa về một khu vườn phương Đông.[9] Thứ hai, Vườn treo đã từng tồn tại tại Babylon, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn trong khoảng thời gian thế kỷ 1 TCN.[4][10] Thứ ba, khu vườn được nhắc đến trong truyền thuyết thực chất là khu vườn treo do vua Sennacherib của Assyria (704–681 TCN) xây dựng tại thủ đô Nineveh bên bờ sông Tigris, gần thành phố Mosul thời hiện đại.[1][11]