HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Câu 33. Thời gian ngày và đêm dài bằng nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất vào ngày
A. 21/3 và 22/6. B. 21/3 và 23/9.
C. 22/6 và 22/12. D. 23/9 và 22/12
Câu 29. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc tăng dần đều.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm.
D. Trái Đất hình cầu tròn xoay và quay quanh trục
Câu 28. Mùa xuân ở nước ta tiết trời thường ấm áp do
A. Vận tốc di chuyển của Trái Đất là lớn nhất nên ít bị đốt nóng.
B. Trái Đất lúc này nằm ở vị trí không quá gần Mặt Trời.
C. trục Trái Đất bắt đầu ngả dần về phía Mặt Trời.
D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
Câu 23. Ở Nam bán cầu ngày nào có thời gian ngày dài nhất và đêm ngắn nhất?
A. 21/3. B. 22/6. C. 23/9. D. 22/12.
. Theo dương lịch ở Bắc bán cầu, mùa xuân kéo dài từ
A. ngày 01/01 đến ngày 29/3. B. ngày 21/3 đến ngày 22/6.
C. ngày 04/02 đến ngày 05/5. D. ngày 21/01 đến ngày 22/3.
Câu 17. Ngày thu phân ở Bắc bán cầu là ngày A. 22/12. B. 23/9.
C. 22/6. D. 21/3.
Câu 13. Các nước theo dương lịch ở Bắc bán cầu lấy bốn ngày khởi đầu cho bốn mùa lần lượt là
A. hạ chí, thu phân, đông chí, xuân phân.
B. thu phân, hạ chí, đông chí, xuân phân.
C. xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.
D. xuân phân, đông chí, thu phân, hạ chí.
Câu 10. Hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời được sinh ra do
A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
B. Mặt Trời chuyển động tịnh tiến xung quanh Trái Đất.
C. khi di chuyển trên quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng và không thay đổi hướng.
D. ban ngày Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.