HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Trong câu : “ Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển”Có mấy cụm danh từ ?
A.5 B.6
C.7 D.4
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.Ông ơi! ông vớt tôi nao,Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.Có xáo thì xáo nước trong,Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.Hình ảnh con cò trong bài là biểu tượng cho ai?
A.Người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho con, cho gia đình B.Những người nghèo khổ, có cuộc đời đen bạc. C.Con cò đi mò cua bắt ốc, kiếm ăn trên đồng vào ban đêm D.Những người lao động mưu sinh trong cuộc sống
Xét nghĩa của từ “chân” trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hiện tượng đồng âm với từ “ chân ” trong câu “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.” (Ca dao)
A. Cái chân bàn bị gãy
B. Anh ấy sống rất chân tình.
C.ông bị đau chân
D Chân trời ở rất xa.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: "Mang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.Vàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soi". ( Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)Chỉ ra các gieo vần đúng với thể thơ lục bát trong đoạn thơ trên:
A. mưa – xưa – dừa, con - son B. đi – thì, xưa – mưa – dừa C. đi – thi, vàng - nắng – trắng D. xưa – dừa - mưa, nắng – trắng
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: "Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông". (Theo Tuốc-ghê-nhép)Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
A.Ngôi thứ ba – Cậu bé là kể chuyện
B.Ngôi thứ nhất – Cậu bé là kể chuyện
C.Ngôi thứ nhất – Ông lão ăn xin là kể chuyện
D.Ngôi thứ ba – Ông lão ăn xin là kể chuyện
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.Ông ơi! ông vớt tôi nao,Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.Có xáo thì xáo nước trong,Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.Bài ca dao khơi gợi trong em tình cảm nào?
A.Thương cho người những nông dân thấp cổ, bé họng phải chịu đựng nỗi cơ cực trong cuộc đời.
B.Xót xa, cảm thông cho người mẹ vất vả sớm hôm mà vẫn luôn giữ gìn phẩm giá, luôn lo nghĩ cho con và gia đình.
C.Cảm phục vì người phụ nữ đã vượt được khó khăn trong cuộc sống để chăm sóc cho gia đình
D.Lo lắng cho mẹ vì mẹ phải trải qua nhiều gian khổ , khó khăn để cho mình có cuộc sống ngày một tươi sáng hơn
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.Bài ca dao sau sử dụng thành ngữ nào?
A.Anh đi anh nhớ B.dãi nắng dầm sương, C.tát nước bên đường D.nhớ cà dầm tương.
B.Cảm phục vì người phụ nữ đã vượt được khó khăn trong cuộc sống để chăm sóc cho gia đình
C.Lo lắng cho mẹ vì mẹ phải trải qua nhiều gian khổ , khó khăn để cho mình có cuộc sống ngày một tươi sáng hơn
D.Xót xa, cảm thông cho người mẹ vất vả sớm hôm mà vẫn luôn giữ gìn phẩm giá, luôn lo nghĩ cho con và gia đình.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: "Mang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.Vàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".Đoạn thơ trên được sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
A.Ẩn dụ, đảo ngữ, nhân hóa
B.Ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh
C.Hoán dụ, đảo ngữ, so sánh
D.Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh
Chất đạm là nguồn cung cấp chủ yếu có nguốn gốc từ?
A.Có động vật B.Thực vật. C.Thực vật và Động vật D.Động vật