Em tham gia hoạt động thiện nguyện

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu chuyện trên nói tới hành động nhân ái nào?

  1. Hiến nội tạng.
  2. Phẫu thuật miễn phí.
  3. Hi sinh khi làm nhiệm vụ.
  4. Xây nhà tình thân.

Anh Dương Hồng Quý không hiến tặng những bộ phận nào? 

  1.  Phổi.
  2.  Tim.
  3.  Gan.
  4. Mắt.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho anh Dương Hồng Quý vào ngày nào?

  1. 2/1/2019.
  2. 2/9/2020.
  3. 2/1/2018.
  4. 1/2/2019.

Bài đọc:

Nhìn lại câu chuyện về lòng nhân ái và trả lời các câu hỏi:

"Anh Dương Hồng Quý (43 tuổi, địa chỉ ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phải nhập viện cấp cứu vì mắc bệnh về mạch máu não. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thăm khám và kết luận, biết mình khó qua khỏi, anh đã nói với các thành viên trong gia đình về tâm nguyện được hiến tạng cứu giúp những người khác. Thế rồi, điều gì đến đã đến, anh rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đội ngũ y, bác sĩ đã hết lòng điều trị nhưng không có kết quả. Thực hiện tâm nguyện của anh, chị Hoàng Thanh Phương - vợ anh cùng gia đình liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia để xin được hiến tạng của anh Quý cho y học. Tiếp nhận thông tin, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phối hợp Bệnh viện Bạch Mai đưa anh Quý về Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca hiến - ghép tạng quý giá này. Anh Dương Hồng Quý đã tặng lại phổi, tim, gan và hai thận cho những người bệnh đang chờ được ghép tạng.

Ngày 12-12-2018, tại Bệnh viện Việt Đức, phổi của anh Quý được ghép cho một bệnh nhân nam 17 tuổi mắc bệnh mô bào ở phổi giai đoạn cuối; trái tim anh được ghép cho một bệnh nhân nam 60 tuổi bị giãn cơ tim giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong rất cao; gan được ghép cho bệnh nhân nữ 63 tuổi bị u gan; một thận được ghép cho bệnh nhân nam 41 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối; thận còn lại được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) ghép cho bệnh nhi 15 tuổi. Điều kỳ diệu ngỡ chỉ có trong cổ tích đã xảy ra. Cả năm người bệnh, trong lúc sự sống chỉ còn tính từng ngày, bỗng được hồi sinh nhờ nguồn tạng hiến của anh Quý. Chiều 26-12-2018, Bệnh viện Việt Đức tiếp tục sử dụng mạch máu của anh Quý (được lưu trữ tại ngân hàng mô của bệnh viện) để nối mạch máu thành công cho bệnh nhân trong một ca ghép gan phức tạp. Đây cũng là lần đầu, y học nước ta ghi nhận một trường hợp hiến tạng trọn vẹn về mọi nghĩa. Để tri ân nghĩa cử cao đẹp này, sáng 2-1-2019, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho anh Dương Hồng Quý."​

Bài đọc:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc và đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Đọc và trả lời câu hỏi về nghị lực trong cuộc sống. 

Câu chuyện của Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương về điều gì?​

  1. Vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
  2. Tấm lòng nhân ái, giúp đỡ người khác.
  3. Điều hối hận trong cuộc sống.
  4. Tri ân thầy cô.

Biến cố thay đổi cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là gì?

  1. Khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến liệt hai tay.
  2. Khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến liệt hai chân.
  3. Khi lên 7 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến liệt hai tay.
  4. Khi lên 7 tuổi, không được đi học do không thể ngồi dậy. 

 Nghề nghiệp của Nguyễn Ngọc Ký là gì? 

  1. Giáo viên.
  2. Công an.
  3. Bác sĩ.
  4. Người truyền cảm hứng.