Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Trong các bài học vừa qua, em đã được "làm quen" với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật),... và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),... hết lòng yêu thương con trẻ. Chắc hẳn còn có một số nhân vật mà em từng "gặp gỡ" qua những tác phẩm truyện đã đọc khác. Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em cách viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

 

@3039108@

I. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:

  • Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.
  • Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
  • Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
  • Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

II. Phân tích bài viết tham khảo:

Con mèo tuyệt vời nhất thế giới!

III. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học

Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Em có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.

b. Tìm ý

Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm nhân vật đó.

- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đên nhân vật, em cần chú ý:

+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật.

+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua:

  • Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,...). Các chi tiết này cũng có thể hé lộ tính cách của nhân vật.
  • Các chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh.
  • Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại).
  • Thế giới nội tâm: những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
  • Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm.

- Để xác định được đặc điểm nhân vật, hãy kết nối thông tin về nhân vật trong tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của em bằng cách đặt ra những câu hỏi:

+ Nhà văn đã miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật như thế nào? Trong cuộc sống, những người có đặc điểm như vậy thường có tính cách như thế nào?

+ Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật như thế nào? Những người có cảm xúc, suy nghĩ như vậy thường có đặc điểm gì?

+ Nhà văn đã viết gì về mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm? Trong cuộc sống, những người có các mối quan hệ như vậy thường có tính cách như thế nào?

Em hãy thực hành tìm ý cho bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật (tự chọn) trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ hoặc Người thầy đầu tiên bằng việc hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):

Hồ sơ nhân vật:

Cách miêu tả nhân vậtChi tiết trong tác phẩmSuy nghĩ của em về nhân vật
Ngoại hình  
Hành động  
Ngôn ngữ  
Nội tâm  
Mối quan hệ với các nhân vật khác  
Lời kể chuyện nhân xét trực tiếp về nhân vật  

c. Lập dàn ý

Hãy sắp xếp các thông tin và ý tưởng của phần tìm ý thành một dàn ý. Khi lập dàn ý, em cần tập trung vào một số đặc điểm nổi bật của nhân vật.

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

+ Ý 1

+ Ý 2

+ Ý 3

+ ...

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

2. Viết bài

Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Để những nhận xét về nhân vật thuyết phục và có giá trị, cần dựa trên những sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật trong tác phẩm.

- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.

- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết của em theo những gọi ý trong bảng sau:

Yêu cầuGợi ý chỉnh sửa
Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.Nếu chưa giới thiệu được nhân vật, hãy viết một vài câu giới thiệu nhân vật em sẽ phân tích.
Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.Gạch dưới những nhận xét