Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài: "Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú".
* Ví dụ:
Đọc kĩ hai bài thơ Vào ngục tù Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu hỏi:
a) Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không?
b) Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó.
c) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc gọi là đối nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng là tiếng bằng gọi là niêm với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.
d) Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ, đó là vần bằng hay trắc.
e. Hãy cho biết câu thơ tiếng bảy tiếng trong bài ngắt nhịp thế nào?
Trả lời:
* Quan sát Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:
a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.
b) Tiếng bằng, tiếng trắc:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.
(T - B - B - T - T - B - B)
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
(T - T - B - B - T - T - B)
Đã khách không nhà trong bốn biển,
(T - T - B - B - B - T - T)
Lại người có tội giữa năm châu.
(T - B - T - T - T - B -B)
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
(T - B - B - T - B - B - T)
Mà miệng cười tan cuộc oán thù.
(T - T - B - B - T - T - B)
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
(B - T - T - B - B - T - T)
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì dâu.
(B - B - B - T - T - B - B)
c) Dòng 1 và 2 đối nhau (tiếng là bằng, tiếng mỏi trắc), dòng 2 và 3 niêm nhau (tiếng mỏi trắc, tiếng khách trắc), dòng 3 và 4 đối nhau (tiếng khách trắc, tiếng người bằng), dòng 4 và 5 niêm nhau (tiếng người bằng, tiếng tay bằng), dòng 5 và 6 đối nhau (tiếng tay bằng, tiếng miệng trắc), dòng 6 và 7 niêm nhau (tiếng miệng trắc, tiếng ấy trắc), dòng 7 và 8 đối nhau (tiếng ấy trắc, tiếng nhiều bằng), dòng 1 và 8 niêm nhau (tiếng là bằng, tiếng nhiêu bằng). Hệ thống bằng - trắc được tính từ âm tiết thứ hai cùa mỗi dòng thơ. Âm tiết thứ hai ở dòng thứ nhất của bài thơ này là bằng cho nên bài thơ thuộc thể bằng.
d) Ở bài thơ này, khẩu khí, những câu thơ đối nhau đã góp phần tạo nên âm hưởng, nhịp điệu của bài thơ.
e) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/3.
* Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn:
a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.
b) Tiếng bằng, tiếng trắc:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
(B - B - T - T - T - B - B)
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
(B - T - B - B - T - T - B)
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
(T - T - T - B - B - T - T)
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(B - B - T - T - T - B - B)
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
(T - B - B - T - B - B - T)
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
(B - T - B - B - T - T - B)
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
(T - T - T - B - B - T - T)
Gian nan chi kể việc con con.
(B- B - B - T - T - B - B)
c) Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.
d) Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng: 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.
e) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3.
a) Mở bài
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
b) Thân bài
Nêu đặc điểm của thể thơ:
- Số câu, số chữ trong mỗi bài;
- Quy luật bằng trắc của thể thơ;
- Cách gieo vần của thể thơ;
- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
c) Kết bài
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
1. Muốn thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
2. Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
Trần Mạnh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (5 tháng 4 2021 lúc 20:08) | 0 lượt thích |