Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)

1. Ví dụ 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

 CÁCH LÀM ĐỒ CHƠI "EM BÉ ĐÁ BÓNG" BẰNG QUẢ KHÔ

(1) Nguyên vật liệu:

- Quả thông;

- Các loại hạt: nhãn, vải;

- Cành cây khô;

- Miếng gỗ nhỏ, tăm tre, keo dán và một số phụ liệu khác.

(2) Cách làm:

- Lấy một quả thông (hính thon dài) để làm thân em bé và dùi một lỗ nhỏ ở đầu cuống quả thông đó.

- Lấy một hạt vải để làm đầu em bé, dùi một lỗ nhỏ ở một đầu hạt vải; vẽ mắ, mũi, mồm người vào hạt vải. Sau đó dùng tăm tre chắc, dài 2,5 cm cắm vào lỗ vừa dùi ở hạt vải và quả thông (gắn đầu vào thân sao cho chắc); phía trên đỉnh đầu, dùng một miếng vải nhỏ cuốn làm thành cái mũ cho em bé.

- Lấy cành cây nhỏ có hình dạng cánh tay, dùng kéo gắn hai cành cây này vào phía trên quả thông làm thành hai cánh tay em bé. Lấy hai hạt nhãn nhỏ, dùi một lỗ nhỏ trên mỗi hạt nhãn và cắm vào mỗi cánh tay một hạt nhãn để làm bài tay.

- Lấy hai cành cây nhỏ khác để làm chân (hai cành cây này dài hơn hai cành cây làm cánh tay). Sau đó, dùng keo gắn hai cành cây này vào phía dưới quả thông, (gắn một chân đứng, một chân co); lấy hai miếng gỗ nhỏ hình chữ nhật, dùi một lỗ vào một phía của miếng gỗ, cắm mỗi chân vào một miếng gỗ để làm bàn chân; hai phía trên miếng gỗ ở chân co gắn một hạt nhãn to để làm quả bóng.

- Sau đó, gắn hình em bé đá bóng lên một miếng ván (gắn vàn chân của chân đứng thẳng vào miếng ván) để em đứng chắc chắn trên mặt phẳng.

(3) Yêu cầu thành phẩm:

Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng sinh động thì mới đẹp. 

(Theo Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ)

Câu hỏi:

Khi thuyết minh cách làm một đồ vật, người ta thường nêu những nội dung gì? Cách làm được trình bày thưo trình tự như thế nào?

Trả lời:

- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật người ta thường nêu những nội dung sau:

   + Nguyên vật liệu.

   + Cách làm.

   + Yêu cầu thành phẩm.

- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

@333981@

2. Ví dụ 2

CÁCH NẤU CANH RAU NGÓT VỚI THỊT NẠC

(1) Nguyên liệu đủ cho 2 bát:

- Rau ngót: 300g (2 mớ);

- Thịt lợn nạc thăn: 150g;

- Nước mắm, mì chính, muối.

(2) Cách làm

- Rau ngót chọn loại lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi dập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (hoặc băm nhỏ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.

(3) Yêu cầu thành phẩm:

- Trạng thái: rau chín mềm, tỉ lệ nước - cái là 1 - 1;

- Màu sắc: rau xanh, nước trong;

- Mùi vị: canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.

(Theo Hai trăm món ăn dân tộc)

Câu hỏi:

Khi thuyết minh cách nấu một món ăn, người ta thường nêu những nội dung gì? Cách làm được trình bày thưo trình tự như thế nào?

Trả lời:

- Khi cần thuyết minh cách nấu một món ăn người ta thường nêu những nội dung sau:

   + Nguyên vật liệu.

   + Cách làm.

   + Yêu cầu thành phẩm.

- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

@334045@

II. Ghi nhớ

1. Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.

2. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,... làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.

3. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

@333714@@333885@