Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

a. Các em đã học mục đích, nội dung và cách thức trao đổi về một vấn đề ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một. Bài này tập trung vào thực hành trao đổi gắn với các vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu văn bản.

@2138044@

b. Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ).

- Xác định các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi.

- Chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý kiến của mình.

- Khi trao đổi, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.

2. Thực hành

Bài tập: Có ý kiến cho rằng: Chủ đề của bài thơ "Mây và sóng" (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Mây và sóng (Ta-go)

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Các ý kiến nêu trong đề bài có gì giống nhau và khác nhau?
    • Giống nhau: Các ý kiến nêu trong đề bài đều bàn luận về chủ đề của văn bản.
    • Khác nhau:
      • Một ý kiến cho rằng chủ đề của văn bản là ca ngợi tình mẫu tử.
      • Một ý kiến khác cho rằng chủ đề của văn bản ca ngợi trí tưởng tượng của em bé.
  • Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí?
    • Ý kiến thứ nhất: em bé đã từ chối những trò chơi, những điều mới lạ, hấp dẫn vì em không thể rời xa mẹ, em rất yêu mẹ của mình. Qua đó, em bé thể hiện tình yêu, tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ mình.
    • Ý kiến thứ hai: sau khi chối từ những lời mời gọi của mây và sóng, em bé đã tự nghĩ ra những trò chơi để em có thể chơi cùng mẹ, em vừa được vui chơi, vừa được ở bên mẹ mình. Điều này thể hiện trí tưởng phong phú của em bé. Tuy nhiên, đây là một khía cạnh để làm sáng tỏ tình cảm của em bé dành cho mẹ.
  • Ý kiến của em như thế nào?
    • Hai ý kiến trên tưởng chừng như khác nhau nhưng lại có điểm chung. Em đồng tình với ý kiến thứ nhất.
  • Vì sao em hiểu như thế?
    • Ở đây, tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện rất rõ ràng. Em bé rất thích thú những điều mới lạ ngoài kia nhưng em không thể rời xa mẹ của mình được. Và bằng trí tưởng tượng phong phú, em đã nghĩ ra những trò chơi để chơi cùng mẹ, để được ở bên mẹ. Qua đó, ta có thể thấy tình mẫu tử cũng được thể hiện ở việc em bé sáng tạo ra những trò chơi. Như vậy có thể thấy, sự tưởng tượng của em bé cũng chính là một biểu hiện của tình mẫu tử.

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

  • Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi.

Bàn về chủ đề của bài Mây và sóng, có ý kiến cho rằng: chủ đề của bài thơ là ca ngợi tình mẫu tử; lại có ý kiến khác cho rằng: chủ đề bàu thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Mỗi quan điểm đều có những lí lẽ riêng. Ở bài nói này, tôi xin phân tích để đưa ra quan điểm của mình. Theo tôi, cả hai quan điểm điều có những điều hợp lí, tuy nhiên, tôi đồng tình với quan điểm chủ đề của bài thơ Mây và sóng là ca ngợi tình mẫu tử.

  • Nội dung chính: Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của em.
    • Mây và sóng đã đưa ra những lời mời gọi vô cùng hấp dẫn, mở ra trước mắt em bé một thế giới kì diệu, bí ẩn, đẹp đẽ. Đứng trước lời mời gọi ấy, em vé cũng bị hấp dẫn, muốn đến nơi đó. Đây là phản ứng hết sức bình thường của một em nhỏ.
    • Tuy nhiên, khi biết rằng nếu đến nơi đó, em sẽ phải rời xa mẹ của mình, em đã từ chối: "Làm sao có thể rời mẹ mà đi được". Lời từ chối đầy dễ thương của em bé khẳng định tình mẫu tử mãnh liệt trong em. Mẹ em đang đợi em và luôn mong em ở nhà. Mẹ chính là lí do khiến em từ chối những lời mời gọi hấp hẫn. Qua đó, ta thấy được tình yêu thương mẹ tha thiết của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ. Tình cảm dành cho mẹ đã trở thành sức mạnh, động lực để giúp em vượt qua những cám dỗ.
    • Và rồi em đã tự sáng tạo ra những trò chơi để có thể chơi cùng mẹ: Con là mây và mẹ sẽ là trăng... Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ... Có lẽ, đối với em bé, những trò chơi này còn hay hơn, thú vị hơn nhiều những điều bí ẩn ngoài kia bởi những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ, em được ở bên mẹ. Em bé có trí tưởng tượng vô cùng phong phú khi đã sáng tạo ra những trò chơi ấy. Và những trò chơi em sáng tạo ra càng khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, lớn lao sánh tầm vũ trụ.
  • Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu.
    • Như vật có thể khẳng định, chủ đề của bài thơ là ca ngợi tình mẫu tử. Ý kiến thứ hai góp phần làm sáng tỏ ý kiến thứ nhất.

c. Nói và nghe

- Người chủ trì nêu nội dung và cách thức trao đổi, mời người nói trình bày ý kiến.

Người nóiNgười nghe

- Nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp,...

- Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Chú ý điều chỉnh giọng điệu, cách trình bày; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.

- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

- Tập trung theo dõi và nắm được thông tin từ người nói; ghi chép các ý chính và các điểm chưa rõ cần hỏi lại.

- Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ; trao đổi lại về ý kiến mà mình thấy chưa thuyết phục.

- Người chủ trì trổng kết lại vấn đề đã trao đổi.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nóiNgười nghe

- Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng.

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu và hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ.

- Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn.

- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản.

- Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói.