Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Thuyết tiến hóa của Lamac
v Giải thích sự hình thành loài mới
· Ví dụ về sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn:
Khi dưới thấp không còn lá cây các con hươu đều phải vươn cổ để ăn lá cây ở cao cổ hươu ngày 1 dài hơn bình thường và biến đổi này được truyền cho đời sau hình thành loài hươu cao cổ
- Kết luận: theo Lamac nguyên nhân làm sinh vật biến đổi là do:
+ Sự thay đổi của ngoại cảnh
+ Do sự thay đổi tập quán hoạt động của sinh vật
- Sinh vật biến đổi từ đơn giản đến phức tạp đón\(\rightarrow\)g góp quan trọng nhất
- Tất cả các biến đổi đều di truyền được
v Giải thích về sự hình thành đặc điểm thích nghi
- Sinh vật chủ động thích nghi với sự biến đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan:
+ Cơ quan hoạt động nhiều thì phát triển
+ Cơ quan không hoạt động thì tiêu biến
- Sự thay đổi một cách chậm chạp của môi trường giúp cho sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời trong lịch sử tiến hóa không loài nào bị đào thải.
v Hạn chế:
- Chưa giải thích được sự hình thành đặc điểm thích nghi
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền
- Chưa hiểu rõ cơ chế tác động của ngoại cảnh
2. Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
v Quan điểm của Đacuyn về biến dị
Biến dị xác định (biến đổi) |
Biến dị không xác đinh (biến dị cá thể) |
- Xuất hiện do tác động trực tiếp của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của sinh vật - Là biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định - Ít có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống - tương ứng với thường biến ngày nay |
- Xuất hiện trong quá trình sinh sản - Xuất hiện một cách riêng lẻ theo hướng không xác định - Là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa - Tương ứng với biến dị tổ hợp và đột biến ngày nay |
v Quan điểm của Đacuyn về chọn lọc nhân tạo
- Là quá trình chọn giống vật nuôi, cây trồng của con người (con người đã chủ động tạo ra những cá thể có biến dị mong muốn đồng thời loại bỏ những cá thể không mong muốn).
- Động lực của chọn lọc nhân tạo: do nhu cầu của con người
- Kết quả: con người đã tạo ra được nhiều giống vật nuôi, cây trồng từ 1 loài hoang dại
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: Từ gà rừng ngày nay xuất hiện nhiều giống gà khác nhau: gà thịt, gà cảnh …
+ Ví dụ 2: Từ cây mù tạc hoang dại tạo ra được nhiều giống rau cải khác nhau
· Phân li tính trạng: là từ 1 dạng ban đầu dần hình thành nhiều dạng khác nhau và khác xa tổ tiên
- Là nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng
- Giải thích được vì sao mỗi giống vật nuôi và cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.
v Quan điểm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên
- Các cá thể luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn
- Tất cả các cá thể luôn có xu hướng sinh ra 1 số lượng con nhiều hơn so với số con có khả năng sống sót đến độ tuổi sinh sản
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn những cá thể nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn những cá thể khác số lư\(\rightarrow\)ợng có biến dị thích nghi tăng lên, ngược lại cá thể không thích nghi giảm chọ\(\rightarrow\)n lọc tự nhiên
· Kết luận
- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của cá thể
- Đối tượng: cá thể
- Kết quả: hình thành những đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với điều kiện của môi trường (hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật)
II. Học thuyết tiến hóa hiện đại:
v Quan niệm về tiến hóa
Gồm 2 quá trình: tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ:
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
- Là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể - Diễn ra trong quần thể - Kết thúc khi loài mới hình thành |
- Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn trải qua hàng triệu năm, trong không gian địa lý rộng lớn - Hình thành các đơn vị phân loại trên loài (Chi, họ, bộ…) |
v Nguồn nguyên liệu của tiến hóa
Tiến hóa không xảy ra nếu không có các biến dị di truyền.
- Nguyên liệu sơ cấp: đột biến, trong đó nguyên liệu chủ yếu là đột biến gen
- Nguyên liệu thứ cấp: biến dị tổ hợp
v Các nhân tố tiến hóa
- Quần thể không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác (cân bằng Hacdy – Vanbec)
- Những nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được gọi là nhân tố tiến hóa.
v So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên
|
Đacuyn |
Hiện đại |
Đối tượng |
Cá thể |
Quần thể |
Nguyên liệu |
Biến dị cá thể là chủ yếu |
- Đột biến là nguyên liệu sơ cấp: đột biến gen là chủ yếu - Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp |
Thực chất |
Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của cá thể trong quần thể |
Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có KG khác nhau trong quần thể |
Kết quả |
Sự sống sót của những cá thể thích nghi |
Sự sống sót và sinh sản của những cá thể có KG thích nghi |
Vai trò |
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa chính |