Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự trong sáng của tiếng Việt

1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn.

- Hệ thống chuẩn mực, quy tắc đó có tính chuẩn mực, mang bản sắc và tinh hoa của tiếng Việt.

- Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó.

- Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Ngược lại, nói hoặc viết sai quy tắc, sai chuẩn mực là không trong sáng.

@1664272@

2. Sự trong sáng không dung nạp tạp chất

- Sự trong sáng của tiếng việt không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.

- Trong tiếng Việt nếu không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài.

VD: tiếng Việt đã mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, Pháp, hoặc ngôn ngữ khác như: chính trị, cách mạng, dân chủ, độc lập,...

- Tuy nhiên, có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài trong khi tiếng Việt có từ ngữ tương ứng. 

VD: từ computer (máy tính); producer (nhà sản xuất), manager (người quản lí),...

-> Việc lạm dụng tiếng nước ngoài như vậy làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói

- Nói năng thô tục, thiếu văn hoá, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có của nó.

- Người xưa đã có câu "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện vẻ thanh lịch, nét văn hoá của con người.

@1664177@

II. Ghi nhớ

Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như: tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt; sự không lai căng, pha tạp và lịch sự, văn hoá trong lời nói,...

@1664096@