Đọc hiểu văn bản: Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

Thể loại: Văn bản thông tin.

2. Bố cục

3 phần:

- Phần 1: Từ đầu ... "công chúng."

- Phần 2: Tiếp ... "nhạc đệm hoàn hảo."

- Phần 3: Còn lại.

@2067704@

II. Khám phá văn bản

1. Nguồn gốc của ca Huế

- Bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa.

- Hình thức diễn xướng mang tính bác học.

- Dần dần được dân gian hóa, có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng.

=> Ca Huế là sự kết hợp giữa nhạc cung đình trang trọng, uy nghi và nhạc dân gian sôi nổi, vui tươi. Hai dòng nhạc tưởng chừng như đối lập nhau nhưng nó lại được kết hợp hài hòa. Bởi vậy, ca Huế vừa có chất bác học trau truốt, hoàn mĩ vừa có chất dân gian mộc mạc.

2. Những đặc sắc của ca Huế

- Môi trường diễn xướng:

  • Không gian hẹp.
  • Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời.
@2067814@

- Người trình diễn:

  • Số lượng người trình diễn hạn chế.
  • Khoảng từ 8 đến 10 người.
  • Nhạc công có từ 5 đến 6 người.

- Dàn nhạc:

  • Dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam. Tùy trường hợp, có thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm cây đàn bầu.
  • Cũng có thể dùng dàn tứ tuyệt bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tì và đàn tranh.
  • Đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu.

=> Các loại nhạc cụ rất phong phú với nhiều loại đàn và đều là các nhạc cụ dân tộc.

@2067762@

- Trình diễn ca Huế: là cuộc tao ngộ giữa những người sành về sáng tác và thưởng thức văn chương, nghệ thuật, có hiểu biết về văn hóa và âm nhạc.

  • Biểu diễn truyền thống: 
    • Người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, quen biết nhau.
    • Họ am hiểu về ca Huế.
    • Biểu diễn xen kẽ các nhận xét, đánh giá, bình phẩm như một cuộc tọa đàm về nghệ thuật ca Huế.
  • Biểu diễn cho du khách:
    • Có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế cùng các tiết mục minh họa.
    • Xuất hiện trong khoảng nửa cuối thế kỉ XX.
    • Loại hình biểu diễn trong các hội làng, cưới hỏi, sau này phổ biến phục vụ du lịch trên sông Hương.

=> Những cách biểu diễn đa dạng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

- Những bản ca Huế:

  • Được các nghệ nhân tài danh sáng tạo.
  • Hệ thống bài bản, phong phú, giai điệu hoàn chỉnh.
  • Mang tính nghệ thuật cao: lời ca giàu chất văn học; kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo.

=>Ca Huế làm giàu tâm hồn con ngư­ời, h­ướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình ng­ười xứ Huế.

=> Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, có tính dân tộc cao. Ca Huế là di sản văn hoá hết sức đa dạng phong phú, độc đáo từ làn điệu cho đến thời gian, không gian, địa điểm biểu diễn, đến các ca công, nhạc công, nhạc cụ ... Tất cả đều làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với Huế, nghe ca Huế. 

3. Giá trị của ca Huế

- Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng.

- Một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

- Là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

=> Ca Huế có ý nghĩa văn hóa to lớn. Có thể nói ca Huế là di sản văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản giới thiệu những đặc sắc của ca Huế. Từ đó, người đọc hiểu hơn về ca Huế và thêm yêu, tự hào về một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu.

- Biện pháp liệt kê: chỉ ra những loại nhạc cụ biểu diễn ca Huế.

- Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ: tranh ảnh để minh họa làm văn bản hấp dẫn, thú vị hơn.