Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
1. Một bạn học sinh nghe thấy âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B.
a) Âm do loa A phát ra có độ to lớn hơn 20 dB so với âm do loa B phát ra. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa nào phát ra lớn hơn?
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). Âm do loa A phát ra có độ to lớn hơn âm do loa B phát ra nên bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa A phát ra lớn hơn.
b) Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn?
Tần số của âm càng lớn thì âm nghe được càng cao và ngược lại. Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn âm do loa B phát ra nên bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn.
2. Khu dân cư nơi gia đình em ở thường tổ chức các hoạt động tập thể vào buổi tối với tiếng ồn khá lớn. Việc này ảnh hưởng xấu đến việc học tập của em. Em hãy đề xuất với bố mẹ một số biện pháp đơn giản nhằm giảm ảnh hưởng của những tiếng ồn đó.
Một số biện pháp giảm tiếng ồn:
❗Em có biết
Ô nhiễm tiếng ồn gây tác hại về sinh lí, tâm lí và ảnh hưởng đến hoạt động của con người.
Khi tiếng ồn đạt tới 50 dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, khi tiếng ồn ban ngày từ 70 dB đến 80 dB sẽ gây mệt mỏi, từ 90 dB đến 110 dB bắt đầu gây nguy hiểm đến hệ thần kinh và từ 120 dB đến 140 dB có khả năng gây tổn thương đến cơ quan thính giác và não.
⚡ Vận dụng
Em có thể tự làm một chiếc "điện thoại" đơn giản bằng cách lấy một sợi dây xueeyn qua hai đáy của hai cái cốc giấy.
Hãy thử đoán xem khi em cùng người bạn trò chuyện với nhau qua chiếc "điện thoại" này thì âm đã truyền từ miệng của em đến tai người bạn qua những môi trường nào?