Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á với diện tích rộng hơn 3 triệu km.
- Địa hình đa dạng.
+ Ba mặt (động, tây, nam) giáp biển.
+ Phía tây bắc và đông bắc là đồng bằng phù sa màu mỡ
+ Ở phía Nam là cao nguyên Đề-can, 2 dãy núi Gát Đông, Gát Tây và các khu rừng nguyên sinh với nguồn lâm sản, hương liệu quý.
- Cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ: thời kì chia rẽ, phân tán.
- Đầu thế kỉ IV, Ấn Độ bước vào thời kì phong kiến với các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn.
+ Vương triều Gúp-ta (năm 319). Năm 467, Vương triều Gúp-ta sụp đổ.
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn với cuộc chiến chinh, xâm lược của người Tuốc vào miền Bắc Ấn Độ.
+ Vương triều Mô-gôn ra đời năm 1526. gắn với cuộc chiến chinh, xâm lược của người Mông Cổ (theo Hồi giáo). Giữa thế kỉ XIX, đế quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.
* Bộ máy nhà nước:
- Vua đứng đầu, có quyền lực tuyệt đối. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.
- Chính sách của các vương triều:
+ Vương triều Gúp-ta: Mở rộng thể lực và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li: Xác lập sự thống trị của Hồi giáo
+ Vương triều Mô-gôn: Thi hành nhiều chính sách tích cực để | hoà hợp tôn giáo và dân tộc.
- Nông nghiệp: vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ.
+ Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng , diện tích canh tác mở .
+ Kinh tế dưới thời kì A-cơ-ba phát triển đỉnh cao.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: cũng có bước phát triển
+ Thời kì Gúp-ta: Thông qua con đường tơ lụa buôn bán trao đổi.
+ Thời kì Đê li: thủ công nghiệp truyền thống phát triển và có sự phân hóa.
+ Thời kì Mô-gôn: thủ công nghiệp gắn liền với thành thị, trung tâm tôn giáo.
- Chế độ vác-na thay thế bằng Chế độ Caxta.
- Thời Gúp-ta, quá trình phong kiến hóa đưa đến sự ra đời của 2 giai cấp cơ bản là: địa chủ phong kiến và nông dân.
- Cùng với mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, xã hội Ấn Độ còn có mâu thuẫn giữa gc và dân tộc, nhất là giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo.