Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Đánh đập trẻ em.
- Sờ soạng vào người trẻ em.
- Bóc lột sức lao động trẻ em.
- Xúc phạm trẻ em.
- Cần phải phòng tránh xâm hại vì:
+ Người bị hại sẽ trở nên nhút nhát, sợ sệt, chậm chạp hơn.
+ Người bị hãi sẽ trở nên lì đòn, cáu kỉnh, có xu hướng bắt nạt người khác.
+ Kết quả học tập giảm sút.
+ Sức khoẻ giảm sút.
- Khoản 5, Điều 4, luật Trẻ em 2016 quy định: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
- Bất kì hành vi nào làm tổn hại đến trẻ em, tuỳ theo mức độ, tính chất và hậu quả có thể bị xử phạt hành chính (theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 142, 144, 146, 147 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
- Phòng tránh xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình mà còn là trách nhiệm toàn xã hội.
- Không bắt chuyện với người lại, tin theo người lạ.
- Không nhận quà từ người lạ.
- Không tự ý cho người lạ vào nhà.
- Không đi đến những nơi vắng vẻ một mình.
- Luôn đi kèm người thân, chú ý quan sát.