Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
a. Sự ra đời của nước Văn Lang
- Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng 2700 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). Sự ra đời của nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.
- Các di vật khảo cổ (công cụ lao động, vũ khí, mộ táng,...) được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang.
b. Sự ra đời của nước Âu Lạc
- Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
- Dấu tích tường thành và nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cổ Loa (lưỡi cày đồng, rìu đồng, lấy nỏ, mũi tên đồng,...) đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Âu Lạc.
a. Đời sống kinh tế
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết trồng lúa nước và các loại rau, củ; biết chăn nuôi, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, họ còn có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt,...
- Đời sống của cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn được thể hiện qua những truyền thuyết như: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Bánh chưng, bánh giầy; Mai An Tiêm; Trầu Cau.
- Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh nỗ lực chế ngự lũ lụt để phát triển sản xuất, xây dựng đất nước của người Việt cổ.
b. Đấu tranh bảo vệ đất nước
- Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Điều đó được thể hiện qua các truyền thuyết như Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...
- Truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần thể hiện tinh thần yêu nước, cũng như quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt từ xa xưa.