Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCông thức của một số axit thường gặp:
Tên axit | Công thức hóa học | Số nguyên tử hidro | Gốc axit | Hóa trị gốc axit |
Axit clohidric | HCl | 1H | Cl | I |
Axit nitric | HNO3 | 1H | NO3 | I |
Axit sunfuric | H2SO4 | 2H | SO4 | II |
Axit cacbonic | H2CO3 | 2H | CO3 | II |
Axit photphoric | H3PO4 | 3H | PO4 | III |
Bảng 1: Một số axit thường gặp.
Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit và có dạng: HnX với n là hóa trị của gốc axit.
Dựa vào thành phần phân tử mà người ta chia axit ra làm hai loại
Axit không có oxi | Axit có oxi | |
Axit có nhiều nguyên tử oxi | Axit có ít nguyên tử oxi | |
Tên axit: axit + tên phi kim + "hidric" Ví dụ: HCl: Axit clohidric (-Cl: Clorua) HBr: Axit bromhidric (-Br: Bromua)
| Tên axit: axit + tên của phi kim + "ic" Ví dụ: HNO3: Axit nitrat (-NO3: nitrat) H2SO4: Axit sunfuric (=SO4: sunfat) H2CO3: Axit cacbonic (=CO3: cacbonat) | Tên axit: axit + tên phi kim + "ơ" Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ =SO3: sunfit
|
Công thức một số bazo thường gặp:
Tên gọi | Công thức hóa học | Nguyên tử kim loại | Số nhóm hidroxit OH | Hóa trị của kim loại |
Natri hidroxit | NaOH | Na | 1 nhóm OH | I |
Kali hidroxit | KOH | K | 1 nhóm OH | I |
Canxi hidroxit | Ca(OH)2 | Ca | 2 nhóm OH | II |
Sắt (III) hidroxit | Fe(OH)3 | Fe | 3 nhóm OH | III |
Bảng 2: Một số bazo thường gặp.
Công thức hóa học của bazo gồm một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm hidroxit -OH và có dạng: M(OH)n với n là hóa trị của kim loại.
Các bazo được phân loại dựa vào tính tan của chúng, người ta chia làm 2 loại bazo
Tên bazo: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + "hidroxit". |
Ví dụ:
NaOH: Natri hidroxit.
Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit.
Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit.
Cu(OH)2: Đồng (II) hidroxit.
Công thức hóa học của axit | Công thức hóa học của muối | Thành phần | |
Nguyên tử kim loại | Gốc axit | ||
HCl | NaCl, FeCl3 , CuCl2 | Na, Fe, Cu | Cl |
H2SO4 | ZnSO4, BaSO4, K2SO4 | Zn, Ba, K | SO4 |
HNO3 | Ca(NO3)2, AgNO3, Al(NO3)3 | Ca, Ag, Al | NO3 |
Bảng 3: Công thức một số muối thường gặp.
Công thức hóa học của muối : MxAy. Trong đó:
M là nguyên tố kim loại có hóa trị y.
A là gốc axit có hóa trị x.
Theo thành phần hóa học, muối được chia làm 2 loại.
Ví dụ: NaCl, NaNO3, Na2SO4,...
Ví dụ: KHCO3, KHSO4,...
Tên muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit. |
Ví dụ:
Na2SO4: Natri sunfat.
BaCO3: Bari cacbonat.
1. Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bởi nguyên tử kim loại.
2. Phân tử bazo gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm hidroxit -OH.
3. Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!