Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

  • Đồng nằm ở ô số 29, thuộc nhóm IB, chu kỳ 4 của bảng tuần hoàn.
  • Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 hoặc: 3d104s1.
  • Trong các hợp chất đồng có số oxi hóa phổ biến là: +1; +2 do Cu dễ dàng nhường electron lớp ngoài cùng và electron của phân lớp 3d.
@1826915@

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

  • Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
  • Dẫn điện và nhiệt rất tốt (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3 là kim loại nặng; tonc = 1083oC.

Sản phẩm ống đồng Việt Nam có nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá tại Hàn  Quốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

@1826977@

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

1. Tác dụng với phi kim

Đồng tác dụng với Cl2, Br2,... ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng, đồng phản ứng được với một số phi kim như oxi, lưu huỳnh

2Cu   +  O2   \(\underrightarrow{t^o}\)  2CuO

Chú ý: đồng không tác dụng với hiđro, nitơ, cacbon.

2. Tác dụng với axit

Đồng không phản ứng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng vì Cu đứng sau H trong dãy điện hóa. Với các dung dịch H2SO4 đặc, nóng và HNO3, đồng khử được các axit này sinh ra các sản phẩm khử như SO2, NO2, NO.

Cu   +  H2SO4 (đặc)  \(\underrightarrow{t^o}\)  CuSO4   +  SO2   +   2H2O

Cu   +   4HNO3  (đặc)  ➜  Cu(NO3)2   +  2NO2   +  2H2O

 3Cu   +  8HNO3 (loãng)  ➜  3Cu(NO3)2   +   2NO   +  4H2O

@1827069@

IV. HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

1. Đồng (II) oxit

  • CuO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước.
  • CuO là oxit bazơ, tác dụng dễ với axit và oxit axit.

CuO   +   H2SO4   ➜   CuSO4   +   H2O

  • Khi đun nóng, CuO dễ bị khử bởi H2, C, CO thành đồng kim loại.

CuO   +   H2   \(\underrightarrow{t^o}\)    Cu   +  H2O

2. Đồng (II) hiđroxit

  • Cu(OH)2 là chất rắn, màu xanh, không tan trong nước.
  • Cu(OH)2 là một bazơ, dễ tan trong các dung dịch axit.

Cu(OH)2    +    2HCl   →    CuCl2    +   H2O

  • Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân hủy:

Cu(OH)2   \(\underrightarrow{t^o}\)   CuO   +  H2O

3. Muối đồng (II)

  • Dung dịch muối đồng có màu xanh của ion Cu2+.
  • Muối đồng thường gặp là đồng (II): CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2 ...
  • Muối đồng (II) sunfat kết tinh ở dạng ngậm nước CuSO4.5H2O có màu xanh, dạng khan có màu trắng.

CuSO4.5H2O  \(\underrightarrow{t^o}\)  CuSO4 (màu trắng)   +  5H2O

4. Ứng dụng của đồng và hợp chất của đồng

  • Trên 50% sản lượng đồng dùng làm dây dẫn điện và trên 30% làm hợp kim.
  • CuSO4 dùng trong nông nghiệp chữa bệnh mốc sương cho cà chua, khoai tây.
  • CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.
  • CuCO3.Cu(OH)2 dùng để pha chế sơn vô cơ màu xanh, xanh lục.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!