Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

- Thực dân Pháp đã xâm chiếm Việt Nam và củng cố bộ máy thống trị, bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.

- Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.

- Tên nước Việt Nam bị xoá trên bản đồ chính trị thế giới.

- Chính sách khai thác thuộc địa lần đầu của Pháp từ 1897 đến 1914 chủ yếu về kinh tế và văn hoá.

- Chính sách này đã tác động và làm thay đổi xã hội Việt Nam.

Chính sách và tác động

Các giai cấp và tầng lớp cơ bản

2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam

- Một bộ phận sĩ phu yêu nước đón nhận tư tưởng này

- Phong trào yêu nước mới xuất hiện. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là tiêu biểu cho khuynh hướng mới này.

a) Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng biện pháp bạo động.

- Tháng 5-1904, Phan Bội Châu cùng với đồng chí thành lập Duy tân hội với mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

- Tháng 2-1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản cầu viện, sau đó tổ chức phong trào Đông du.

- Tháng 5-1912, Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.

- Việt Nam Quang phục hội tổ chức một số cuộc bạo động lẻ tẻ nhằm thức tỉnh đồng bào.

- Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông, hoạt động của Việt Nam Quang phục hội dần tan rã.

Quốc kì Ngũ tinh liên châu

b) Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cải cách dân chủ.

- Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ.

- Phong trào hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu,...

- Đến năm 1908, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó lan rộng ra một số tỉnh ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp.

- Phan Châu Trinh và nhiều đồng chí của ông bị bắt đày ra Côn Đảo.

- Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp.

- Suốt những năm sống ở Pa-ri, ông tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.

3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

- Nguyễn Tất Thành là tên thuở nhỏ của Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Nghệ An.

- Nguyễn Tất Thành đã có chí chỉ "đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào" từ rất sớm.

- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành lên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin (Latouche Tréville) để đi sang phương Tây tìm đường cứu nước và học hỏi.

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành