Bài 21 : Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập

* Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.

- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

- Biểu hiện:

+ Sau khi Lê Hiến Tông chết, các vua nhà Lê sau đó không quan tâm đến việc nước, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

+ Quan lại địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

+ Nhân dân cực khổ nổi dậy đấu tranh khắp nơi.

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.

 - Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.

* Chính sách của nhà Mạc

 - Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

- Tổ chức thi cử đều đặn.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .

=> Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.

- Tuy nhiên, triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía: phía Bắc phải cắt đất, thần phục  nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối.

=>  Nhân dân phản đối, nhà Mạc bị cô lập.

.
Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc

 

.
Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn

 2. Đất nước bị chia cắt

* Chiến tranh Nam - Bắc triều

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc "Phù Lê diệt Mạc", thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

Nam - Bắc triều
Nam - Bắc triều

- Từ năm 1545 - 1592 chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.

* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, năm 1672 hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).

Đàng Trong - Đàng Ngoài
Đàng Trong - Đàng Ngoài

 

 

Trịnh-Nguyễn phân tranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

- Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.

3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài (Không dạy)

4. Chính quyền ở Đàng Trong (Không dạy)