Bài 21 : Các nguồn lực phát triển kinh tế

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khái niệm

- Nguồn lực kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích lũy từ vị trí địa lý, lịch sử văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ phát triển kinh tế vùng đó.

2. Phân loại

- Có thể phân loại theo nguồn gốc hình thành và theo phạm vi lãnh thổ

- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ, gồm:

+ Nguồn lực bên trong lãnh thổ: vị trí địa lí; nguồn lực tự nhiên; nguồn lực phát triển kinh tế

+ Nguồn lực từ bên trong lãnh thổ: vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực nước ngoài; thị trường nước ngoài; khoa học – công nghệ nước ngoài…

3. Vai trò của nguồn lực

- Nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ

+ Vị trí địa lý tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia.

Vị trí địa lí của Việt Nam trong Đông Nam Á
Vị trí địa lí của Việt Nam trong Đông Nam Á

+ Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi thế cho sự phát triển.

+ Nguồn lực kinh tế xã hội: Có vai trò trực tiếp và quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Lao động đóng vai trò quyết định, chính sách, vốn, khoa học công nghệ tạo môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt, giúp tăng năng suất lao động.

- Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ: Tận dụng các nguồn lực bên ngoài sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế tri thức.

- Kết hợp giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài hợp lí, giúp phát triển kinh tế, lãnh thổ nhanh và bền vững.