Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng thể hiện: Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ

- Hình thức thể hiện: Các dạng kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố

- Khả năng thể hiện: Chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố … của đối tượng qua hình dạng, màu sắc, kích thước của kí hiệu

Bản đồ một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020

2. Phương pháp đường chuyển động

- Đối tượng thể hiện: Sự dịch chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ

- Hình thức thể hiện: Các mũi tên

- Khả năng thể hiện: Hướng di chuyển của các đối tượng, số lượng, cấu trúc … thông qua màu sắc, độ rộng, hướng mũi tên

Bản đồ gió và bão ở Việt Nam

3. Phương pháp bản đồ biểu đồ

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện giá trị của đối tượng theo từng lãnh thổ, thường dùng trong bản đồ kinh tế

- Hình thức thể hiện: Dùng các loại biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ

- Khả năng thể hiện: Thể hiện số lượng, chất lượng của đối tượng

Bản đồ diện tích và sản lượng lúa cả năm của  Việt Nam (2020)

4. Phương pháp chấm điểm

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ

- Hình thức thể hiện: Dùng các chấm điểm, mỗi chấm điểm ứng với 1 số lượng của đối tượng nhất định

- Khả năng thể hiện: Chủ yếu thể hiện về mặt số lượng của đối tượng

 Bản đồ phân bố dân cư Châu Á năm 2020

5. Phương pháp khoanh vùng

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp, mà chỉ có ở từng vùng nhất định

- Hình thức thể hiện: Dùng các đường nét liền, nét đứt, hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó

- Khả năng thể hiện: Thể hiện sự phân bố của đối tượng

Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng cây thuốc nam

- Ngoài ra còn có các phương pháp thể hiện khác như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ mật độ…