Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn

Nội dung lý thuyết

1. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423)

* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

Lê Lợi​ 

- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề lũng Nhai.

- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương. 

- Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.

+ 3 lần rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423.

+ Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh, xây dựng lực lượng.

2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424 – 1426)

- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô. Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An và giành thắng lợi .

- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 – 1427)

- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

a. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

- Cuối năm 1426, nghĩa quân đã phục kích, đánh tan 5 vạn quân Minh, Vương Thông tháo chạy về thành Đông Quan. 

b. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)

* Diễn biến:

- Tháng 10 -1427, đưa 15 vạn viện binh từ TQ sang chia làm 2 đạo:

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam tiên vào theo hướng Hà Giang.

- Quân Minh kéo tới Xương Giang bị nghĩa quân tấn công, tiêu diệt.

 Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427) 

* Kết quả

- Mộc Thạnh sợ hãi rút chạy về nước. Vương Thông chấp nhận giảng hòa.

- Ngày 10 - 12 - 1427, diễn ra hội thề Đông Quan giữa bộ chỉ huy Lam Sơn và đại diện quân Minh.

- Ngày 3 - 1 - 1428, quân Minh rút về nước.

=> Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử:

a. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.