Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Sâu đục thân bướm hai chấm
a. Đặc điểm gây hại
Sâu non đục vào thân lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm nhánh lúa trở lên vô hiệu, nõn héo, bông bạc.
b. Đặc điểm hình thái
Hình 1. Sâu đục thân bướm hai chấm
Trứng:
Hình dạng: hình bầu dục xếp thành từng ổ
Kích thước: to bằng hạt đậu tương có phủ lớp lông tơ màu vàng
Sâu non: Màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu vàng nâu
Nhộng:
Màu vàng tới nâu nhạt
Mầm đầu dài hơn mầm cánh
Trưởng thành:
Đầu ngực và cánh màu vàng nhạt gần giữa cánh trước có một chấm đen
Ở đuôi con cái có chùm lông đuôi màu vàng nâu để đẻ trứng
2. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
a. Đặc điểm gây hại
Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu non nằm trong đó và ăn phần xanh của lá.
b. Đặc điểm hình thái
Trứng (6-7 ngày): Sâu đẻ trứng ở hai mặt của lá lúa (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá)
Hình dạng: Trứng hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ
Màu sắc: Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng
Sâu non (15-25 ngày):
Khi mới nở có màu trắng trong
Đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn có màu xanh
Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng
Nhộng (6-8 ngày):
Màu vàng nâu, có kén tơ rất mỏng màu trắng
Nhộng thường vũ hóa về đêm
Trưởng thành(2-7 ngày):
Màu vàng nâu
Trên cánh trước và cánh sau có hai vân ngang hình nàn sóng màu nâu sẫm chạy dọc mép cánh
Đường vân ngoài to đậm màu, đường vân trong mảnh nhạt màu hơn
3. Rầy nâu hại lúa
Rầy nâu là đối tượng sâu hại chủ yếu trong vụ lúa xuân ở các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía bắc. Theo dự báo của Cục bảo vệ thực vật, rầy nâu có thể gây thành dịch trên diện rộng hại lúa chiêm xuân giai đoạn trổ bông đến chín đỏ đuôi.
a. Đặc điểm gây hại
Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Các lá phía dưới,nếu nhẹ thì bị héo, hạt lúa bị lửng lép, nặng gây nên hiện tượng "cháy rầy", cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối nhũn.
b. Đặc điểm hình thái
Hình 3. Rầy nâu hại lúa
Trứng: Hình quả chuối tiêu trong suốt. Trứng đẻ thành từng ổ, 5 - 12 quả/ổ nằm sát nhau
Rầy non: Rầy non: màu vàng xám, 2 - 3 tuổi màu vàng nâu
Rầy trưởng thành:
Màu nâu tối
Gồm 2 đôi cánh:
Đôi cánh dài phủ quá bụng
Đôi cánh ngắn dài tới 2/3 thân
1. Bệnh bạc lá lúa
Hình 4. Bệnh bạc lá lúa
Đặc điểm gây hại:
2. Bệnh khô vằn
Hình 5. Bệnh khô vằn
Đặc điểm gây hại:
3. Bệnh đạo ôn
Hình 6. Bệnh đạo ôn
Phân biệt bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá.
Gợi ý trả lời:
Bệnh bạc lá |
Bệnh khô vằn |
Bệnh đạo ôn |
|
---|---|---|---|
Nguyên nhân |
Vi khuẩn |
Nấm | Nấm |
Đặc điểm gây hại |
Trên phiến lá, ngọn lá và dọc theo mép lá |
Trên lá, cổ bông và thân |
Trên tất cả các bộ phận, các giai đoạn sinh trưởng |
Màu sắc |
Màu xanh đậm, tối sau chuyển sang màu nhạt |
Màu xám, màu nâu bạc có viền nâu tím Vết bệnh hình bầu bục hoặc hợp với nhau thành hình dạng không ổn định |
Màu xanh dần dần chuyển sang màu nâu, giữa có màu xám tro, xung quanh có quầng vàng nhạt Vết bệnh hình thoi |
Sau khi học xong Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa, hi vọng các em sẽ nhận dạng được một số sâu cũng như biết được các loại bệnh hại cây trồng.