Bài 15: Thực hành: Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Yêu cầu cần đạt

Sau khi học xong phần thực hành, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

- Thực hiện được các bước thí nghiệm theo quy trình.

- Quan sát và nhận xét được hiệu quả tác dụng của enzyme trong phân huỷ protein; ảnh hưởng của pH, nhiệt độ đối với hoạt tính của enzyme phân huỷ protein.

- Quan sát và nhận xét được hiệu quả tác dụng của enzyme trong phân huỷ tinh bột, ảnh hưởng của pH, nhiệt độ đối với hoạt tính của enzyme phân huỷ tinh bột.

II. Chuẩn bị

1. Dụng cụ, thiết bị

- Dao gọt hoa quả, dụng cụ ép hoa quả, chày, cối sứ, cốc thí nghiệm, đĩa Petri nhựa trong đường kính từ 9 cm đến 10 cm, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm nhựa trong có dung tích 14 mL đến 15 mL, đồng hồ, pipiet nhựa mềm 3 mL hoặc bơm tiêm 2,5 mL (không có kim tiêm), bút viết kính (hoặc giấy dán ống nghiệm và bút chì), dụng cụ đun sôi nước, cốc đựng nước sôi và nhúng được ngập 1/2 ống nghiệm theo chiều dọc, hộp cách nhiệt đựng nước đá, thước kẻ có chia nhỏ nhất tới mm, giấy lọc, phễu.

2. Hoá chất

- Nước vôi trong, nước đá, 2 g bột sắn (bột lọc) hoặc bột đao (bột năng), giấm trắng.

3. Mẫu vật

- Quả dứa hoặc quả đu đủ xanh, quả trứng sống, 100 g hạt lúa (hoặc hạt ngô) ủ cho lên mầm khoảng 2 cm (cần được chuẩn bị từ trước).

loading...
Dứa​
loading...
Trứng gà 
loading...
Hạt lúa

III. Cách tiến hành

1. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme phân huỷ protein.

- Bước 1: Gọt dứa, lấy lõi ép lấy nước và chia vào 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 0,5 mL nước ép lõi dứa. Đánh số các ống nghiệm từ 1 đến 4.

- Bước 2:

  • Ống số 1 cho thêm 0,1 mL nước cất (hoặc nước lọc), để nguyên ở nhiệt độ phòng.
  • Ống số 2 cho thêm 0,1 mL nước vôi trong, để ở nhiệt độ phòng.
  • Ống số 3 cho thêm 0,1 mL nước cất và chuyển vào cốc nước sôi trong 10 phút.
  • Ống số 4 cho thêm 0,1 mL nước cất và để trong nước đá.
    loading...
    Bước 1 và bước 2

- Bước 3: Dùng pipet hoặc bơm tiêm để lấy 2 mL lòng trắng trứng, trộn đều 2mL nước cất được dung dịch lòng trắng trứng.

- Bước 4: Chuyển vào mỗi ống nghiệm 1 mL dung dịch lòng trắng trứng, lắc đều, quan sát, nhận xét và ghi chép lại sự thay đổi của dung dịch trong ống nghiệm và thời gian xảy ra thay đổi ở các ống. 

loading...
Bước 3 và bước 4

2. Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của enzyme amylase

- Bước 1: 2 g bột lọc được khuấy đều trong 100 mL nước và đun sôi, đổ ra đĩa Petri và để nguội. Nồng độ tinh bột có thể tăng hoặc giảm chút ít để khi đĩa tinh bột nguội đi sẽ vừa đủ đặc để không chảy khi nghiêng đĩa và cũng không bị đặc cứng.

loading...
Bước 1

- Bước 2: Tách lấy mầm lúa (hoặc ngô) rồi nghiền nhỏ bằng chày, cối sứ. Cho thêm vào 2 mL nước, khuấy đều rồi gạn lấy phần nước. Chia vào 4 ống nghiệm (đã được đánh số từ 1 đến 4), mỗi ống 0,5 mL dịch mầm lúa (ngô).

- Bước 3:

  • Ống số 1 thêm 0,1 mL nước cất (hoặc nước lọc), để nguyên ở nhiệt độ phòng.
  • Ống số 2 cho thêm 0,1 mL nước vôi trong, để ở nhiệt độ phòng.
  • Ống số 3 cho thêm 0,1 mL nước cất và chuyển vào cốc nước sôi trong 10 phút rồi để nguội ở nhiệt độ phòng.
  • Ống số 4 cho thêm 0,1 mL nước cất và để trong nước đá.
loading...
Bước 2 và bước 3

- Bước 4: Lấy dung dịch ở mỗi ống nghiệm nhỏ 2 giọt lên các vị trí khác nhau trên đĩa đựng tinh bột (đánh dấu các vị trí tương ứng số của ống nghiệm). Sau 15 phút, kiểm tra và đo đường kính vết lõm ở các vị trí trên đĩa.

loading...
Bước 4
​@2748337@

IV. Thu hoạch

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

2. Cách tiến hành

3. Kết quả

4. Giải thích và kết luận

5. Trả lời câu hỏi:

a. Nhận xét về thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt. Giải thích tại sao dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa. Vì sao lại có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm?

b. Giải thích tại sao khi ăn dứa tươi người ta hay bỏ lõi, nếu ăn cả lõi sẽ rất rát lưỡi.

c. Giải thích tại sai lại xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm.

d. Vì sao bát cháo ăn doẻ lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt?