Nội dung lý thuyết
- Khái niệm, đặc điểm: Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Thu hút được vốn đầu tư.
+ Đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp.
+ Nâng cao trị giá xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Thúc đẩy liên kết ngành và vùng.
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
+ Góp phần bảo vệ môi trường.
+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư,...
- Tình hình
+ Gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Cả nước có 397 khu công nghiệp. Trong đó có 292 khu đã đi vào hoạt động (2021).
+ Số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp có gần 4,1 triệu người (2021).
+ Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xu hướng
+ Đang chuyển đổi và xây dựng theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.
+ Vận hành và quản lí theo mô hình doanh nghiệp số và chính phủ số.
- Khái niệm: Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư.
+ Góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao, làm động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm
- Tình hình: Cả nước có 4 khu công nghệ cao (2021). Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương,....
- Khái niệm: Là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. T
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Thúc đẩy sự thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.
+ Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa,...
- Xu hướng: Ngày càng phát triển và rất đa dạng.
+ Trung tâm rất lớn (TP HCM, Hà Nội và Hải Phòng).
+ Trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...).
+ Trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...)
+ Trung tâm nhỏ (chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước).