Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Năm 1009, Lí Công Uẩn lên ngôi vua, đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình).
- Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long (nay là Hà Nội)
* Chính trị
- Năm 1054, vua Lí Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
- Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
* Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư – đây là bộ thành văn đầu tiên của Việt Nam.
* Quân đội:
- Gồm hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
- Được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
* Đối ngoại:
- Thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước tù trưởng miền núi.
- Đối với nhà Tống và Chăm-pa giữ mối quan hệ hòa hiếu.
* Nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.
- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.
+ Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền,
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
+ Chú trọng thủy lợi.
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
→ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Thủ công nghiệp
+ Các cơ sở thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc.
+ Nghề thủ công dân gian tiếp tục phát triển, sản phẩm phong phú, tinh xảo, làm đồgốm, rèn sắt...
+ Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...
- Thương nghiệp
+ Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng. Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán.
+ Hệ thống thương cảng được xây dựng như Vân Đồn.
- Giai cấp thống trị: quý tộc, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công , thương nhân, nô tì.
+ Nông dân là lựu lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội được phân chia ruộng đất và phải nộp thuế cho nhà nước.
+ Nô tì là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân.
- Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt
* Giáo dục
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, Quốc từ giám là trường học đầu tiên của Đại Việt.
→ Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
* Văn hóa
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca.
+ Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..
+ Các trò chơi dân gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.
* Kiến trúc – điêu khắc:
- Kiến trúc phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..
- Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.