Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TRANG TRẠI

1. Khái niệm

- Là hình thức tổ chức sản xuất mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.

- Được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, cùng phương thức tổ chức, quản lí sản xuất tiến bộ với trình độ cao nhằm mục tiêu sản xuất hàng hoá.

2. Mục đích

Giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

3. Tình hình phát triển

- Được bắt đầu phát triển gắn liền với sản xuất hàng hoá.

- Đến năm 2021, có 23771 trang trại.

- Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

II. VÙNG CHUYÊN CANH

1. Khái niệm

Là vùng tập trung phát triển một hoặc một vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,...), điều kiện kinh tế - xã hội.

2. Mục đích

- Tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến.

- Đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.

3. Tình hình phát triển

- Nhiều vùng chuyên canh:

+ Vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm.

+ Vùng chuyên canh nhỏ nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp.

- Được định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu,...

Cây công nghiệp hàng năm là cây gì? Cây công nghiệp hàng năm ở Việt Nam
Vùng chuyên canh cây cao su ở Đông Nam Bộ

III. VÙNG NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

- Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá trong sản xuất.

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.

2. Mục đích

- Nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất.

- Phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

3. Tình hình phát triển

Từ những năm 70, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành.

Vùng nông nghiệpĐiều kiện sinh thái nông nghiệpCác sản phẩm nông nghiệp chính
Trung du và miền núi Bắc Bộ
 

- Địa hình đồi núi, đất feralit.

- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao.

- Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt: chè, hồi, quế, trẩu,...

- Ăn quả: mận, hồng,...

- Gia súc: trâu, bò và lợn.

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.

- Sản xuất lúa gạo, cây thực phẩm.

- Cây công nghiệp hàng năm: đay, cói,...

- Lợn, gia cầm và bò sữa.

Bắc Trung Bộ

- Có vùng biển rộng phía đông.

- Địa hình phân hoá: đồi núi, dài đồng bằng ven biển.

- Nhiều thiên tai (bão, lũ,...).

- Cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía,...

- Cây công nghiệp lâu năm: hồ tiêu, cao su, cà phê.

- Chăn nuôi trâu, bò.

- Thuỷ sản.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Địa hình đồi núi phía tây.

- Đồng bằng ven biển.

- Khí hậu khô.

- Vùng biển giàu nguồn lợi hải sản.

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, bông,...

- Chăn nuôi bò, cừu.

- Thuỷ sản.

Tây Nguyên

- Cao nguyên xếp tầng rộng, đất badan màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa khô rõ rệt.

- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,...

- Rau, hoa.

- Bò sữa, bò thịt.

Đông Nam Bộ
 

- Địa hình khá bằng phẳng, đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Vùng biển có ngư trường lớn.

- Cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, cà phê; mía, lạc, điều,...

- Bò sữa, bò thịt.

- Thuỷ sản.

Đồng bằng sông Cửu Long

- Đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, chủ yếu đất phù sa.

- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt, ẩm, mưa - khô.

- Có vùng biển rộng lớn.

- Sản xuất lúa gạo.

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, đậu tương, lạc.

- Ăn quả nhiệt đới.

- Nuôi trâu, bò.

- Thuỷ sản.