Bài 12. Mô tả sóng âm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sóng âm

Khi gõ trống, gảy đàn hay dùng búa cao su đập vào nhánh âm thoa ta đều nghe được âm phát ra.

Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm.

Khi phát ra âm, mặt trống, dây đàn hay các nhánh âm thoa đều rung động. Sự rung động (chuyển động) qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

Sóng âm được phát ra bởi các vật dao động.

@2285046@

2. Môi trường truyền âm

Sóng âm truyền đi trong không khí đến tai ta do đó ta nghe được âm thanh. Các thí nghiệm dưới đây sẽ tìm hiểu xem liệu sóng âm có truyền được qua các môi trường khác không.

Thí nghiệm: Tìm hiểu sự truyền âm trong chất rắn

Bạn A đứng và gõ nhẹ ở một đầu bàn, bạn B đứng ở cuối bàn không nghe thấy âm thanh, còn bạn C áp sát tai xuống mặt bàn lại có thể nghe thấy tiếng gõ.

\(\rightarrow\) Sóng âm truyền trong chất rắn.

Thí nghiệm: Tìm hiểu sự truyền âm trong chất lỏng

Đặt một nguồn âm (chuông) vào trong một chiếc hộp đựng nước và áp sát tai vào mặt nước để nghe được âm phát ra.

Mặc dù đồng hồ ở trong nước nhưng ta vẫn nghe được âm do đồng hồ phát ra.

\(\rightarrow\) Sóng âm truyền trong chất lỏng.

@2285098@

❗ Đặt một chiếc đồng hồ báo thức trong một bình thủy tinh kín. Cho đồng hồ kêu rồi rút dần không khí trong bình ra thấy.

Khi không khí trong bình càng ít, tiếng đồng hồ nghe càng nhỏ. 

Khi trong bình gần như hết không khí (chân không), hầu như không nghe thấy tiếng đồng hồ kêu nữa.

Sau đó, nếu lại cho không khí vào bình thuỷ tinh, ta lại nghe thấy tiếng đống hồ.

Vậy, âm không truyền được trong chân không.

3. Sự truyền âm trong không khí

Sử dụng một loa phát ra âm thanh truyền qua không khí tới tai người nghe.

Màng loa doa động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động (nén, dãn). Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động,...Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn.

1. Âm truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí.

2. Sự dao động của nguồn âm đã làm lan truyền sự nén, giãn không khí, tức là làm lan truyền âm từ nguồn âm ra xung quanh nó.