Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Từ cuối thế kỉ XIX, hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: Liên minh và Hiệp ước.

- Cả hai khối đều kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang và tìm cớ gây chiến.

- Tình hình trên bán đảo Balkan trở nên phức tạp từ năm 1912.

- Chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở Xéc-bi (Serbia). Ban-căng trở thành “thùng thuốc nổ" cho một cuộc chiến.

- Ngày 28 – 6 – 1914, Thái tử Ph. Phéc-đi-năng của Áo bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Sự kiện này đã châm ngòi làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại

- Vào 11 giờ, ngày 11 – 11 – 1918, các cuộc giao tranh trên các mặt trận chấm dứt, sau 4 năm chiến tranh.

- Chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho nhân loại: 10 triệu binh lính bị chết, 20 triệu bị thương, nhiều địa điểm bị phá huỷ.

Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại

- Châu Âu bước ra khỏi cuộc chiến với một nền kinh tế kiệt quệ và nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Cách mạng tháng Mười Nga trong giai đoạn hai của cuộc chiến đã đánh dấu một sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

- Đế quốc Áo – Hung tan rã và bản đồ châu Âu bị phân định lại sau cuộc chiến.

Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại