Bài 10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

- Người nguyên thủy mở rộng vùng cư trú xuống thung lũng, vùng chân núi, vùng khe. Họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.

- Công cụ lao động được cải tiến:

+ Rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.

+ Công cụ bằng xương, sừng nhiều hơn.

+ Đồ gốm có hoa văn hình chữ S, con dấu nổi xuất hiện cùng với chì lưới bằng đất nung (để đánh cá).

+ Kim loại đầu tiện được sử dụng là đồng.

+ Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim (từ quặng, đồng => đồ đồng xuất hiện).

=> Ý nghĩa của việc phát minh ra kĩ thuật luyện kim: Công cụ sản xuất được cải tiến, nhiều hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, của cải làm ra nhiều hơn...

Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc
Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc

 

Nồi gốm
Nồi gốm Phùng Nguyên

2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.

- Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta.

=> Cuộc sống con người ổn định hơn, định cư lâu dài, cây lương thực chính...

@16043@