Nội dung lý thuyết
1. Một số vấn đề cơ bản về Liên Hợp Quốc
a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành
- Nhu cầu đoàn kết giữa các quốc gia để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Nhu cầu xác lập tổ chức duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
- Khát vọng hoà bình của nhân dân thế giới.
- Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, đại diện 50 nước họp tại Xan Phran-xi-cô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc.
- 24/10/1945 Hiến chương có hiệu lực, Liên Hợp Quốc được thành lập.
b. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
- Mục tiêu:
+ Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước.
+ Hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế.
+ Điều hoà hoạt động các quốc gia vì mục tiêu chung.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
+ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
+ Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ trang trong quan hệ quốc tế.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ.
+ Tôn trọng nghĩa vụ và luật pháp quốc tế.
2. Vai trò của Liên Hợp Quốc
a. Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế
- Ngăn chặn và hoà giải các cuộc xung đột, khủng hoảng quốc tế.
- Triển khai các hoạt động gìn giữ hoà bình.
- Nỗ lực ngăn chiến tranh thế giới bùng nổ từ sau năm 1945.
- Tạo khuôn khổ pháp lí cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy phi thực dân hoá, thủ tiêu thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chống phân biệt chủng tộc.
b. Thúc đẩy phát triển
- Tạo môi trường thuận lợi để hợp tác quốc tế.
- Có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, kĩ thuật, nhân lực,...
c. Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội.
- Nỗ lực kí kết văn bản, điều ước quốc tế để bảo đảm quyền cơ bản của con người.
- Đề ra mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000.
- Hỗ trợ hiệu quả các nước phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế.