Tổng kết lịch sử Thế Giới từ 1945 - 2000

Hỏi đáp

Monster Demon
Xem chi tiết
Khánh Hạ
7 tháng 6 2017 lúc 16:45

* Đề 4:

Câu 1:

- Cư dân phương Đông sống chủ yếu bằng nghề nông.

- Điều trước tiên cư dân phương Đông quan tâm là công tác thủy lợi.

- Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước, biết đắp đê để ngăn lũ...

Câu 2:

* Ấn Độ được coi trung tâm văn minh của nhân loại, vì:

- Ấn Độ là một quốc gia hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển loài người với một nền văn hóa cũng được hình thành từ rất sớm (khoảng thiên niên kỉ 3 TCN)

- Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao và toàn diện (tôn giáo, kiến trúc, chữ viết...)

- Một số các thành tựu văn hóa còn lưu giữ đến ngày nay và ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.

* Văn hóa Ấn Độ đã tỏa ảnh hưởng ra Đông Nam Á:

- Về chữ viết: Thế kỉ đầu Công nguyên, chữ Phạn của Ấn Độ được truyền sang Đông Nam Á. Nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình hoặc tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.

- Về tôn giáo: nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ.

- Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như Tháp Chàm (Việt Nam), Ăng-co-vát, Ăng-co-Thom (Cam-pu-chia).

Câu 3:

* Nhật Bản thực hiện cải cách (cải cách Minh Trị):

Năm 1868, nước Nhật thực hiện cải cách hành chính về thể chế, cải tạo nền kinh tế, giáo dục và xây dựng lực lượng quân sự.

* Những nội dung cải cách:

+ Thứ nhất, về chính trị:

- Chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới theo kiểu châu Âu (gồm 12 bộ).

- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia thống nhất.

- Ban hành hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Thứ hai, về kinh tế:

- Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.

- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Thứ ba, về giáo dục:

- Đặc biệt coi trọng, xem như là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa.

- Thực hiện giáo dục bắt buộc, cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Nội dung khoa học, kĩ thuật được tăng cường trong chương trình giảng dạy.

+ Thứ tư, về quân sự:

- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược.

- Mời các chuyên viên quân sự người Đức, Anh sang giúp về lục quân, hải quân.

qwerty
7 tháng 6 2017 lúc 16:31

Câu 1:

- Biết làm thủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.

- Ngoài ra nghề chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như: luyện kim, đúc đồng, làm đồ gốm, đóng thuyền, làm nhà và trao đổi sản phẩm giữa các vùng cũng phát triển.

Câu 2:

Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài và đến những:

- Ngay từ thời A-sô-ca, nhà vua đã phái 9 sứ đoàn Phật giáo ra bên ngoài đế truyền bá, trong đó có sứ đoàn đến Hi Lạp và Đông Nam Á.

- Từ các thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, văn hoá Ấn Độ đã theo chân các thương nhân đến Đông Nam Á, tạo nên những ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đối với phần lớn Đông Nam Á. Đạo Hinđu, đạo Phật, nghệ thuật, chữ viết, triết học, thần thoại... đều được các cư dân bản địa Đông Nam Á tiếp nhận một cách sáng tạo để tạo nên những thành tựu văn hoá, văn minh đặc sắc của các dân tộc Đông Nam Á.

Câu 3:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:

+ Năm 1874: Nhật xâm lược Đài Loan.

+ Năm 1894 – 1895: Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật.

+ Năm 1904-1905: Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
-Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.

- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”

* Chính sách đối nội:

- Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.

- Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.