Hướng dẫn soạn bài Ẩn dụ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Vũ Thiên Thiên
20 tháng 7 2016 lúc 15:30

Phép nghệ thuật tu từ có trong đoạn văn trên là:Nhân hóa.

Được thể hiện ở từ ngữ, câu văn là:+con chim lớn khẽ nhích ra ngoài

                                                              +tia nắnấm vừa vặn rơi

                                                              +con chim đang ngái ngủ

Tác dụng của biện pháp tu từ đó là:Làm cho đoạn văn thêm sinh động hơn. Làm cho người đọc,người nghe cảm nhận thấy rằng con chim, tia nắng cũng có tâm hồn, linh hồn riêng của chúng.

 

vo van tuan
Xem chi tiết
Yoshikawa Saeko
25 tháng 7 2016 lúc 20:42

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

Lê Nguyên Hạo
25 tháng 7 2016 lúc 20:13

 

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

                                                           

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

 
Yoshikawa Saeko
25 tháng 7 2016 lúc 20:41

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thời mẹ kính cha,cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Xubiano Le
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
28 tháng 7 2016 lúc 13:48

Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tà mà lại hơn mười rằm xưa

Hoa tàn mà lại thêm tươi điển tích trong sách Tam ngôn truyện.

Thời Tống Nhân Tông có chàng Thu Tiên uyên bác, nhưng không màng công danh, sống ẩn nhẫn cùng hoa thơm cỏ lạ.

Vợ mất sớm, không có con, từa tự được mấy mẫu đất, chàng không canh tác màu, mà chỉ trồng hoa. Cơm không đủ ăn, áo không có mặc, được đồng nào chàng dành để mua những giống hoa quí. Vườn hoa của Thu Tiên đẹp nổi tiếng ở đất Giang Nam.

Bấy giờ trong thành Bình Giang có tên Trương Ủy ngang tàng, độc ác, chẳng coi ai ra gì. Một hôm hắn ta cùng bọn thủ hạ đi ngang qua nhà của Thu Tiên, nhìn thấy vườn hoa quí bạt ngàn màu sắc rực rỡ. Trương Ủy chẳng cần hỏi han chủ nhân, sai bọn thuộc đạp đổ hàng giậu, xông thẳng vào trong tha hồ bẻ, ngắt hoa. Thu Tiên quá đau lòng, nhưng càng van xin thì tên Trương Ủy và thuộc hạ càng làm tới:

- Mày không biết ta là ai à? Hôm này có ta đây đặt chân đến vườn hoa này là vinh hạnh cho mày đấy. A kìa, loại hoa mẫu đơn kia mới đẹp làm sao. Thật là uổng phí loài hoa quí phải yên phận trên mảnh đất của tên ngốc nghếch này. Khu vườn này phải thuộc về ta.

Nói xong, tên côn đồ lại giang tay bứt hết những cánh hoa mẫu đơn. Vì quá thương yêu hoa, Thu Tiên đã phải chắp tay van xin:

- Xin công tử hãy nương tay, đừng hủy hoại hoa tội nghiệp. Loài mẫu đơn này đơn này tôi đã phải ngày đêm chăm sóc, nâng niu.

Trương Ủy cười ha hả, bóp nghiến cánh hoa trong tay:

- Mày yêu hoa, mày chăm sóc nâng niu. Ta yêu trăng hoa ta thích dày vò tan nát. Vườn hoa này phải là của ta. Ta cho mày ít thời gian để lo cuốn gói đi ở nơi khác. Ta sẽ trở lại đây sau hai ngày nữa, không để tao phải trông thây các mặt thằng yêu hoa ngu si như mày.

Bọn Trương Ủy bỏ đị Thu Tiên nằm vật xuống lăn lộn, người xác xơ còn hơn cả những cánh hoa tơi tả trên đất. Chàng khóc tức tưởi như chàng thư sinh đánh mất mối tình đầu. Bỗng có ai đó khẽ động trên vai. Thu Tiên quay lại; một tiểu thư kiều diễm đang nhìn chàng ngời thương cảm.

- Xin hỏi tiểu thư từ đâu đến đây?

- Thiếp ở cach đây không xa. Nghe chàng khóc thương cho loài hoa , thiếp xin đến đây được chia sẻ nỗi niềm. Hoa đã rơi rụng hế t rồi. Nhưng xin chàng chớ quá âu sầu. Chàng đã yêu hoa như thế thì muốn hoa tàn mà lại thêm tươi cũng chẳng khó gì...

Đang lúc buồn bã , người đẹp lại nói chuyện phong thần, Thu Tiên càng rầu rĩ thêm. Tiểu thư biết Thu Tiên không tin, cũng chẳng phân giải; nàng nói Thu Tiên hãy thu nhặt nhữ`ng cánh hoa tàn gom lại, rồi đi gánh nước. Thu Tiên miễn cưỡng làm theo. Khi đôi thùng nước quay lại, thì kỳ diệu thay cả vườn hoa bừng sống lại, nở rộ hương sắc. Người đẹp đã biến mất.

Thu Tiên quá đỗi mừng rỡ, chàng đưa tay nựng từng cánh hoa mà cứ tưởng như trong mợ Nàng ấy chăc hẳn là từ cõi trần tiên về đây ban phép lành cho chàng.

Lòng thành , Thu Tiên thắp nén hương, quỳ xuống van vái:

- Xin tạ ơn tiên nữ giáng trần thương cho kẻ trần gian này....

Lâng lâng với niềm vui dào dạt, chàng nằm xuống giữa hai luống hoa, kê đầu bên một gốc mẫu đơn rồi ngủ thiếp đi giữa áng mây chiều. Chập chùng trong giấc mơ, Thu Tiên thấy mình đang gối đầu trên chân một thiếu nữ; đúng là tiểu thư lúc ban ngày. Nàng cúi xuống thủ thỉ bên tai chàng... thiếp nào đâu phải là tiên nữ, mà chỉ là một kiếp hoa. Cảm ơn chàng đã nâng niu đời hoa. Từ đây thiếp sẽ mãi ở bên chàng. Sẽ không có kẻ phàm phu nào đến quấy nhiễu chàn g nữa. Chàng nặng tình với hoa, thì thiếp mãi bên chàng, mãi bên chàng....

Tiếng noí nhỏ nhỏ dần, nhỏ dần rồi cùng với hình dáng yêu kiều hút vào lòng đất

..Thu Tiên chợt tỉnh giấc mơ hoa; đầu chàng đang kề sát một gốc mẫu đơn, thoang thoảng tỏa hương thơm dìu dặt. Trên cao xa lắc, ánh sao hôm đang lấp lánh.

Xubiano Le
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
29 tháng 7 2016 lúc 14:15

Những bàn chân từ than bụi lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng."
Con người Việt Nam đều xuất thân từ than bụi, bùn lầy, từ khó khăn, lầm lũi nhưng với một lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng. Những con người rất đỗi bình thường ấy đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc như ngày hôm nay. Và những bàn chân ấy đang từng bước tiến tới Mặt trời cách mạng, mặt trời chân lí. Tố Hữu khẳng định, con đường dẫn tới Cách mạng là con đường giải phóng, con đường của tự do, hạnh phúc. Dân tộc ta đang bước đi những bước oai vệ trên con đường ấy.
"Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa"

Nguyễn Huy Đức
28 tháng 7 2016 lúc 15:38

cách mạng chứ

 

Hồ Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
nhoc quay pha
31 tháng 7 2016 lúc 20:28

so sánh và nhân hoá

Nguyễn Mai Linh
5 tháng 7 2017 lúc 20:01

Bài làm :
- Thông qua bút pháp nghệ thuật của mình, Huy Cận đã làm sáng lên hình ảnh Việt Nam-đất nước-con người với những hình ảnh bình dị , nhưng dưới ngòi bút và cảm nhận tinh tế đã làm nổi lên ngay trong những câu thơ, sự thay đổi về đất nước, mong ước của con người và điều muốn nói nữa ở đây là xây dựng lên hình ảnh " lao động " của con người, sự vất vả , chịu khó và dũng cảm...
Bài thơ như một tràng ca về lao động, về đất nước tươi đẹp , khúc ca ấy khỏe khoắn, hào hứng kết hợp với sự tuần hoàn của vũ trụ, chính vì vậy mà " Đoàn thuyền đánh cá' được xem như một cảm hứng mới về thiên nhiên, đất nước, niềm tin vào cuộc sống .

Chúc bạn học tốt banhqua

Nguyễn Thị Hà Trinh
Xem chi tiết
Minh Thư
14 tháng 1 2017 lúc 8:29

So sánh:

Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí tính. Cách 2: Dùng phép so sánh, có tác dụng định dạng lại. Cách 3: Ẩn dụ có tác dụng hình tượng hoá. Mik chỉ nghĩ được vậy thui! khocroiSai thì bỏ qua nha! Chúc bạn học tốt!
Gì Cũng Thế
12 tháng 2 2017 lúc 21:08
- Sự khác nhau giữa các cách nói: + Cách 1: nói theo cách bình thường; + Cách 2: có sử dụng so sánh; + Cách 3: sử dụng ẩn dụ. - Trong các cách nói trên, cách nói có sử dụng ẩn dụ vừa mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm.
Ngọc Hằng
21 tháng 2 2017 lúc 12:20

Cách 1: sử dụng cách nới bình thường.

Cách 2: sử dụng phép so sánh.

cách 3: sư dụng phép tu từ.

Qua đó ta thấy cách diễn đạt có sử dụng phép tu từ hay hơn hai cách kia vì :

+ Nó làm cho câu van câu thơ giàu hình ảnh, sinh động hấp dẫn

+Làm cho sự diễn đạt gợi cảm, có tính hàm súc.mk nghĩ là thế này không biết đúng k nữa, có sai thì thông cảm cho mk nhévui.

Trần Hiền
Xem chi tiết
Lê Ngọc Cương
27 tháng 2 2017 lúc 10:44

Phép ẩn dụ là: "mùi hồi chín chảy qua mặt".Thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Rơm Vàng
4 tháng 3 2017 lúc 21:58

Phép ẩn dụ: Mùi hồi chín chảy qua mặt

Thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
21 tháng 2 2017 lúc 10:25
- Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực - đen , đèn - sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). - Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền - bến tương đồng với người ra đi - người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Phương Trâm
21 tháng 2 2017 lúc 10:39
- Các hình ảnh ẩn dụ: a, ăn quả, kẻ trồng cây; b. mực - đen , đèn - sáng; c. thuyền, bến; d. Mặt Trời ( Thấy một Mặt Trời ...). Các nét tương đồng: a. ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); b. mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); c. thuyền - bến tương đồng với người ra đi - người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất); d. Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Hoàng Phương Anh
21 tháng 2 2017 lúc 13:21

a)ăn quả:chỉ sự hưởng thụ thành công

kẻ trồng cây:chỉ người tạo ra thành công

b)mực:chỉ sự tối tăm

đen:ảnh hương của sự tối tăm

đèn:chỉ sự sáng sủa,trong sáng

sáng:ảnh hưởng của sự sáng sủa,trong sáng

c)bến:chỉ người con gái

thuyền:chỉ người con trai

d)mặt trời 1: mặt trời tự nhiên

mặt trời 2: Bác Hồ

Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Minh Thư
21 tháng 2 2017 lúc 11:35

Các ẩn dụ chuvển đổi cảm giác (in đậm) và tác dụng của nó là:

a) Thấy mùi mồ hôi chín chảy qua mật: từ khứu giác chuyển sang thị giác.

- Tác dụng: giúp con người cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan.

b) Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển sang thị giác.

- Tác dụng: Cảm nhận cụ thế, chính xác

c) Tiếng rơi rất mỏng: từ thính giác chuyển thành xúc giác.

- Tác dụng: tạo nên hình ảnh mới lạ, độc đáo, thú vị.

d) ướt tiếng cười của bố: từ xúc giác, thị giác chuyển thành thính giác.

Tác dụng: tạo nên hình ảnh mới lạ, sinh động.

Mik chỉ nghĩ được vậy thui! khocroiSai thì bỏ qua nha! Chúc bạn học tốt
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Nhung
23 tháng 2 2017 lúc 13:28

bạn ơi trả lới đi mk đag cần gấpkhocroibucminhhuhu

_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 18:26

1,

Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.

Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.

Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.

Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.

Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.

Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.

Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.

3.Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.