Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Mỹ Hoa
Xem chi tiết
nguyen hoang anh
24 tháng 4 2016 lúc 15:41
Vườn quốc gia Tràm Chim là Khu Ramsar của thế giới với diện tích hơn 7.300ha. Hiện nay, môi trường ở Vườn tốt, mực nước các khu vực trong Vườn được đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh; thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa nước nổi là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước rút. 

Mùa nước lên là thời điểm các loài thực vật ở Tràm Chim "đắm mình" trong cánh đồng nước bao la, lúa ma (lúa trời) phát triển, có nhiều vùng cỏ năng rộng lớn với hàng ngàn ha là nơi cung cấp thức ăn cho sếu khi trở về Vườn vào mùa Xuân. Hàng năm, cứ mỗi độ Xuân về là đàn sếu đầu đỏ sẽ di cư từ Campuchia và Lào... về sinh sống tại Tràm Chim, với số lượng có thể lên đến vài trăm cá thể. 

Sếu đầu đỏ còn có tên gọi khác là sếu cổ trụi hay sếu lớn Phương Đông (tên khoa học: Grus antigone). Sếu đầu đỏ nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới (Sách đỏ IUCN), do đó chúng được bảo vệ nghiêm ngặt. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết đến thời điểm này, sếu đầu đỏ về Vườn mới chỉ với số lượng vài chục con là do sếu còn thám thính kỹ lưỡng để tìm bãi ăn, bãi nghỉ yên tĩnh, môi trường tốt để gọi tổng đàn về. Sếu đầu đỏ là loài chim có màu xám bạc ánh thép; khi trưởng thành thì đầu, cổ trụi lông và có một màu đỏ rất nổi bật, đồng thời vằn trên cánh và đuôi một màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu có màu xanh sừng, chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. 

Sếu đầu đỏ trưởng thành cao từ 1,5-1,8m; sải cánh từ 2,2-2,5m và có trọng lượng trung bình 8-10kg. Sếu đầu đỏ là một loài chim ăn tạp (cua, cá, lúa..), nhưng nguồn thức ăn chính của chúng là củ năng - đây là loài thực vật chỉ mọc ở những vùng đất ngập nước và bị nhiễm phèn. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, ngắm đàn sếu về bằng cách sử dụng ống nhòm, hoặc têlê máy ảnh, máy quay cách xa hơn 100 mét để nhìn ngắm đàn sếu. Ngoài ra, để bảo vệ các loài động, thực vật, nhất là sếu đầu đỏ, Ban Quản lý Vườn luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn có cỏ năng; lực lượng bảo vệ túc trực 24/24 giờ ở nơi có sếu về./. 
   Vườn quốc gia Tràm Chim là Khu Ramsar của thế giới với diện tích hơn 7.300ha. Hiện nay, môi trường ở Vườn tốt, mực nước các khu vực trong Vườn được đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh; thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa nước nổi là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước rút. 

Mùa nước lên là thời điểm các loài thực vật ở Tràm Chim "đắm mình" trong cánh đồng nước bao la, lúa ma (lúa trời) phát triển, có nhiều vùng cỏ năng rộng lớn với hàng ngàn ha là nơi cung cấp thức ăn cho sếu khi trở về Vườn vào mùa Xuân. Hàng năm, cứ mỗi độ Xuân về là đàn sếu đầu đỏ sẽ di cư từ Campuchia và Lào... về sinh sống tại Tràm Chim, với số lượng có thể lên đến vài trăm cá thể. 

Sếu đầu đỏ còn có tên gọi khác là sếu cổ trụi hay sếu lớn Phương Đông (tên khoa học: Grus antigone). Sếu đầu đỏ nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới (Sách đỏ IUCN), do đó chúng được bảo vệ nghiêm ngặt. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết đến thời điểm này, sếu đầu đỏ về Vườn mới chỉ với số lượng vài chục con là do sếu còn thám thính kỹ lưỡng để tìm bãi ăn, bãi nghỉ yên tĩnh, môi trường tốt để gọi tổng đàn về. Sếu đầu đỏ là loài chim có màu xám bạc ánh thép; khi trưởng thành thì đầu, cổ trụi lông và có một màu đỏ rất nổi bật, đồng thời vằn trên cánh và đuôi một màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu có màu xanh sừng, chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. 

Sếu đầu đỏ trưởng thành cao từ 1,5-1,8m; sải cánh từ 2,2-2,5m và có trọng lượng trung bình 8-10kg. Sếu đầu đỏ là một loài chim ăn tạp (cua, cá, lúa..), nhưng nguồn thức ăn chính của chúng là củ năng - đây là loài thực vật chỉ mọc ở những vùng đất ngập nước và bị nhiễm phèn. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, ngắm đàn sếu về bằng cách sử dụng ống nhòm, hoặc têlê máy ảnh, máy quay cách xa hơn 100 mét để nhìn ngắm đàn sếu. Ngoài ra, để bảo vệ các loài động, thực vật, nhất là sếu đầu đỏ, Ban Quản lý Vườn luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn có cỏ năng; lực lượng bảo vệ túc trực 24/24 giờ ở nơi có sếu về./. 
      
Trương Mỹ Hoa
Xem chi tiết
nguyen thanh thao
13 tháng 4 2016 lúc 21:44

Sự khác nhau đó dựa theo khí hậu của từng miền và môi trường sống thích hợp của từng loài động vật

Nguyen Khanh
18 tháng 4 2017 lúc 22:04

bạn lên lời giải hay là có hết các bài trong SGK

Nguyễn Huế
24 tháng 4 2017 lúc 19:58

Dựa theo khí hậu từng miền và môi trường sống của những loài động vật đó

Nguyễn Văn Vinh
Xem chi tiết
Admin
20 tháng 4 2016 lúc 20:30

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Nguyễn Văn Vinh
20 tháng 4 2016 lúc 20:20

giúp mình với mình tick cho

hot girl nổi loạn
Xem chi tiết
Phạm Gia Huy
14 tháng 4 2017 lúc 17:46

Chúng tạo thành một lớp vỏ ms liên tục bao quanh Trái Đất và chúng có mặt khắp mọi nơi trên Trái Đất.

hồ quang minh hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
25 tháng 4 2016 lúc 19:26

Sự thích nghi của thực vật với môi trường:

Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những nơi thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

Sự thích nghi của động vật với môi trường:

Các loài động vật đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt là nhờ chúng có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...),lớp lông dày(gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước(chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ, rêu, địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

hồ quang minh hiếu
Xem chi tiết
ha cam
25 tháng 4 2016 lúc 22:26

_ ÔN ĐỚI:

+Thực vật: các cây là rộng như  sồi, dẻ, tần bì..., cây thường rụng lá vào mùa lạnh

+ Động vật:

các loài thú: hươu, cáo ,lợn lòi, chó sói, các loài gặm nhấm.động vật trên cây: sóc, chim, các loài sâu bọ ăn gỗ...côn trùng trong đất(kiến) ,các loại đào hang, ăn côn trùng trong đất(chuột chủi...

_ NHIỆT ĐỚI: 

+thực vật: chủ yếu là cây họ đậu, họ vang, trong rừng cũng có nhiều dây leo,cây phụ sinh

+ động vật: phong phú(báo Nam Mỹ ở rừng nhiệt đới Belize, chim rừng, ếch xanh mắt lòi ờ rừng Banama.....)

 

 

 

Nguyễn huyền my
Xem chi tiết
Thuyết Dương
29 tháng 8 2016 lúc 15:53

1. Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo đàn hoặc một số loài còn có thể ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

2. Tại sao nói sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật.

Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Vì vậy nên sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài thực vật.

                                

trần văn duy
Xem chi tiết
ncjocsnoev
4 tháng 5 2016 lúc 20:12

ảnh hưởng của gì vậy bạn


 

Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 20:14

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

 

Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 5 2016 lúc 19:00

-Khí hậu nóng ẩm thực vật phong phú
-Khí hậu khô nóng hoặc lạnh giá thực vật nghèo nàn
-Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm phát triển của thực vật.

Chúc bạn hok tốtbanh

Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Đặng Kim Ngọc Hoàng Tiên...
6 tháng 5 2016 lúc 20:10
ĐớiThực vật chủ yếuĐộng vật chủ yếu
Hàn đới

Cây thông, cây xương rồng,...

Gấu Bắc Cực,Sói Bắc Cực, Tuần lộc,...
Ôn đớiDâu, cỏ, các loại hoa theo mùa,...Gà, bò, trâu, cá, chó, mèo,chim, vịt, heo,...
Nhiệt đớiNho, sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, hồ dương, cây thông,...Trăn, rắn, đà điểu, ếch, cóc,nhái, báo, sư tử, khỉ, sóc, gấu,... 

 

Nguyễn Thị Thu Thanh
7 tháng 5 2018 lúc 20:40

Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.