Tự trào I

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 106)

Hướng dẫn giải

- Những từ ngữ, hình ảnh: Chẳng quan mà chẳng phải dânNgơ ngơ ngẩn ngẩnvểnh râu, lên mặt

- Bức chân dung tự họa của tác giả, khắc họa tài năng văn chương chữ nghĩa của tác giả nhưng lại cho mình là ngu dốt, là ngẩn ngơ, không ăn thua với đời,  ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 106)

Hướng dẫn giải

- Thủ pháp trào phúng: lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai

- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 106)

Hướng dẫn giải

- Thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời.

- Điều đó giúp ta hiểu nhà thơ vẫn giữ một tinh thần lạc quan lạc quan, đứng về phía dân nghèo.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (2)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 106)

Hướng dẫn giải

- Chủ đề của bài thơ là: chế giễu về cuộc sống nhàm chán, an nhàn nhưng lại không giúp đỡ gì cho vợ con. Qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan của nhà thơ.

Một số chi tiết giúp em xác định:

Chẳng phải quan mà chẳng phải dân

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần

Hầu con chẻ rượu ngày sai vặt

Lương vợ ngô khoai tháng phát dần

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Câu 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 106)

Hướng dẫn giải

Qua bài thơ trên tác giả gửi đến thông điệp:

- Tự nhận thức về hoàn cảnh của mình để đưa ra góc nhìn đúng đắn vươn lên hoàn cảnh

- Mạnh mẽ lên án và phê phán thói hư tật xấu trong xã hội khiến con người rơi vào bất hạnh

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)