Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, dấu câu, đại từ

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Trong bài thơ Mây và sóng", "mây' và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ.

“Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng dùng để chỉ  cuộc sống rộn rã với nhiều điều cuốn hút con người. 

Hình ảnh mây và sóng làm em liên tưởng đến những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ mỗi người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Biện pháp tu từ: ẩn dụ

"bình minh vàng": không gian khởi đầu tràn ngập ánh sáng, lộng lẫy - thu hút và hấp dẫn"vầng trăng bạc": không gian mĩ lệ, xinh đẹp, tắm mình trong ánh sáng trắng bàng bạc của mặt trăng

→ Chỉ những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lộng lẫy, rạng rỡ, hấp dẫn.

- Tác dụng: giúp khắc họa nên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn trong lời kể của những người trên mây, kích thích sự tò mò, thích thú của người đọc.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Biện pháp tu từ điệp ngữ: con, lăn, mẹ

Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm gắn bó, sự yêu mến, thân thiết của con và mẹ. Người con vượt lên trên mọi cám dỗ để ở bên mẹ và tạo nên trò chơi vui thú, hấp dẫn hơn cả trong vòng tay yêu thương của mẹ. 

   (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Dấu câu được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm, ngoặc kép. 

  (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng".

  (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 47)

Hướng dẫn giải

- Trong tiếng việt , ngoài " bọn tớ " còn có một số đại từ nhân xưng khác cx thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như " chúng ta , chúng tôi , bọn mình , chúng tớ , " ... Có thể dùng một từ nào trong đó để thay thế cho " bọn tớ " trong văn bản ko ? Vì sao ?

⇒ có

⇒ Vì tất cả những từ trên đều là ngôi thứ nhất và đều chỉ số nhiều nên có thể thay thế.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)