Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác. (dựa vào SGK, phần Kiến thức cơ bản đã trình bày ở trên và theo những gợi ý dưới đây)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và kí
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...
(Trả lời bởi Trần Thị Hồng Nhung)
Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)
Thân bài
Giới thiệu tác giả Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ) Bút pháp cổ điển và hiện đại Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại. Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,... Bút pháp hiện đại: Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ) Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ: Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta. Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất. Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"
Rồi:
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước buồn"
Hay
"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"
Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng. Bút pháp hiện đại Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,... Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ... Đánh giá (Trả lời bởi Nguyễn Phương Thảo)
Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và độc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh?
Nêu bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu 1: Bố cục bản "Tuyên ngôn độc lập" gồm 3 phần
Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.
(Trả lời bởi Trần Thị Hồng Nhung)
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả có ý nghĩa gì? (Đọc kĩ phần tiểu dẫn, chú ý đối tượng mà Hồ Chí Minh hướng tới để xác định cách trả lời)
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn
– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).2. Ý nghĩa của việc trích dẫn
– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
(Trả lời bởi Trần Thị Hồng Nhung)
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn
Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã lập luận như thê snào để kahửng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ nhũng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, phù nhận lí lẽ “bảo hộ”, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng cũng như để chứng minh tính tất yếu của Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập. Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra những dẫn chứng thật tiêu biểu:
- về chính trị: Chúng không cho... chúng thi hành... chúng lập ra nhà tù... chúng ràng buộc... chúng dùng thuốc phiện
- về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...
- về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng... bỏ chạy... không bảo hộ được ta... bán nước ta hai lần cho Nhật... lại thẳng tay khủng bố Việt Minh... nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...
Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam:
“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”
(Trả lời bởi Trần Thị Hồng Nhung)
Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ điều đó.
Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải*Tham khảo:
Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nước độc lập do dân làm chủ, thực hiện ba mục tiêu: độc lập, tự do, hạnh phúc. Độc lập là điều kiện để mưu cầu cuộc sống tự do hạnh phúc cho dân.
(Theo SGGP)
Nó có ý nghĩa chính trị rất to lớn và có sức sống bền vững.
Trong lúc làm cuộc Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam ở xa Liên Xô, trong thế còn đơn độc. Các thế lực phản động lại biết rõ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng triệt để, giành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản, từ năm 1940, Tưởng Giới Thạch đã có kế hoạch “Hoa quân nhập Việt, diệt Cộng cầm Hồ”. Kẻ địch biết và có ý đồ đánh phá như vậy, cho nên về nghệ thuật lãnh đạo, không thể để chúng có chứng cớ và lấy cớ chống cộng mà đánh phá cách mạng Việt Nam.
Từ đó, tên nước được đặt theo văn phạm Trung Quốc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mục tiêu: Độc lập, tự do, hạnh phúc, nghe qua như là cách mạng Việt Nam theo tư tưởng cách mạng tư sản “Tam dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Khi chuyển Đảng vào hoạt động bí mật thì tuyên bố giải tán Đảng. Cũng theo hướng đó, Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng nêu cao hai tuyên ngôn của cách mạng tư sản ở Mỹ (1776) và ở Pháp (1791).
Quyết định công bố Tuyên ngôn độc lập và ra mắt Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch vào ngày 2-9-1945 trước cuộc mít tinh của hàng vạn dân thủ đô Hà Nội, cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngày 2-9-1945 là ngày kết thúc thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám trong cả nước và cũng là ngày mà quân đồng minh chưa kịp vào Việt Nam. Nêu cao hai bản tuyên ngôn của cuộc cách mạng tư sản ở Mỹ và ở Pháp, là hai văn bản nổi tiếng trong lịch sử thế giới cận đại mà ai có học đều biết, Tuyên ngôn Độc lập 2-9 đã chỉ rõ một lẽ phải không ai chối cãi được đó là “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Từ đó, lên án thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta trong 80 năm, trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Mùa thu 1940, rồi ngày 9-3-1945, trong 5 năm thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.
Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật không phải từ tay Pháp. Nêu rõ như vậy là để bác bỏ một lập luận rất vô lý cho rằng, Pháp đã bị mất Việt Nam, nên phải giành lại Việt Nam. Tuyên ngôn đã khái quát tình hình Việt Nam: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” để cho thấy rằng, dân ta lập ra Chính phủ với chế độ dân chủ cộng hòa là việc đương nhiên.
Tuyên ngôn đã khẳng định một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Tuyên ngôn Độc lập được công bố ngày 2-9-1945 đã tạo lý, tạo thế và tạo ra lực lượng đồng tình ủng hộ rộng rãi ở trong nước và trên thế giới đối với cuộc cách mạng Việt Nam. Như vậy Tuyên ngôn không chỉ là động lực mạnh về tinh thần mà đã trở thành một sức mạnh về vật chất để đánh thắng giặc Pháp, giặc Mỹ trong 30 năm.
Lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một sự thôi thúc cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cũng theo tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Chủ trương đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới chỉ thành công lớn khi nó làm cho quyền độc lập tự chủ nêu trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 thêm vững chắc. Dân tộc ta tự hào có được Hồ Chủ tịch - Người đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập - một vị lãnh tụ vĩ đại có bản lĩnh về trí tuệ, về mưu lược ở tầm cao, rất cao.
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ mất. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn, trong đó có câu: “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Câu đó nêu đúng tình cảm vô cùng quý mến đối với Bác Hồ và đã gây xúc động rất mạnh trong lòng mọi người.
(Trả lời bởi Hoàng Jessica)