Đọc: Bắt nạt

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 32)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 32)

Hướng dẫn giải

- Với các bạn bắt nạt: Nhân vật không đồng tình và đưa ra những câu thể hiện quan điểm của mình: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây, nước khác,... Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay. 

- Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non" đáng yêu; thể hiện thái độ bênh vực, bảo vệ các bạn.

(Trả lời bởi Cô Mỹ Linh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ. Việc lặp lại cụm từ này nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác; qua đó khuyên mọi người sống chan hòa, nhân ái, không bắt nạt người khác.

(Trả lời bởi Cô Mỹ Linh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Biểu hiện của ý vị hài hước trong bài thơ "Bắt nạt" (Nguyễn Thế Hoàng Linh):

- Nhân vật thử thách những ai "Nếu cần bắt nạt" hãy đến gặp mình. Đây là nét tính cách mạnh mẽ, muốn bảo vệ bạn bị bắt nạt nhưng cũng rất hồn nhiên, nhí nhảnh.

- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống hài  "Bị bắt nạt quen rồi" nhưng "Vẫn không thích bị bắt nạt''. 

(Trả lời bởi Cô Mỹ Linh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

– Bị bắt nạt: Em nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em

– Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.

Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)