Củng cố, mở rộng

Câu 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 50)

Hướng dẫn giải

Những trải nghiệm có vai trò rất quan trọng trọng sự trưởng thành của mỗi con người. Chính những trải nghiệm như một tấm bản đồ dẫn đường cho con người vượt qua tất cả những điều mới mẻ của cuộc sống. Cũng như thông điệp hãy cầm lấy và đọc, hãy trải nghiệm để trưởng thành, hãy đi nhiều, đọc hiểu, vấp ngã nhiều để có thêm những kinh nghiệm phong phú cho tương lai.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 50)

Hướng dẫn giải

Giống nhau:  Cả hai văn bản đều lấy và dẫn dắt một câu chuyện khác để làm đầu câu chuyện, làm phần mở đầu và dẫn chứng cho câu chuyện.

Khác nhau:

- Bản đồ dẫn đường: tác giả đã lấy ví dụ và dùng lí lẽ trên cơ sở chính là câu chuyện của bản thân mình. Sự vấp ngã và trải nghiệm trên hành trình cuộc đời chính là chiếc chìa khóa lớn cho thông điệp.

- Hãy cầm lấy và đọc: những lí lẽ của văn bản được đưa ra dưới dạng bình luận về vai trò, hiện trạng, cách khắc phục một vấn đề.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 50)

Hướng dẫn giải

Sách là một phương tiện để lưu giữ thông tin, tri thức của biết bao nhiêu thời đại. Nội dung trong sách là những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho con người. Con người hằng ngày vẫn phải học tập không ngừng để bổ sung sự hiểu biết, phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè và cả từ sách. Sách là một người thầy nhưng cũng là một người bạn. Thầy của ta không thể đi cùng ta cả đời. Bạn của ta cũng vậy. Chỉ có sách là ta có thể đem bên mình trên mỗi hành trình. Sách chính là một sự chỉ dẫn, một sự đồng hành, an ủi. Sách, chính là người bạn đường thân thiết của con người.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 50)

Hướng dẫn giải

Câu nói được lựa chọn: “Không nhất thiết phải là tấm bản đồ cháu được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình”.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

- Giải thích “tấm bản đồ”

=> Ý nghĩa của cả câu: Lời khuyên của người ông về việc người cháu hãy tự tìm cho mình một hướng đi riêng, tìm cho mình một suy nghĩ và chân lý riêng, nó không phải được trao sẵn từ ai đó mà là do sự tìm tòi và học hỏi của chính bản thân con người chúng ta.

- Đánh giá, bàn luận: Trải nghiệm, sự tự tìm tòi và trưởng thành có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người:

+ Đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai giúp mỗi người biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

- Lấy dẫn chứng để chứng minh…

- Phản đề, mở rộng vấn đề: Có nhiều bạn trẻ thụ động, ỷ lại và lười nhát đi tìm kiếm chân lý của cuộc đời mình,...

- Bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của việc tự mình tìm tòi, trải nghiệm để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn

3. Kết bài: Tổng kết và liên hệ bản thân.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)