Bài tập Chủ đề 3

Bài tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

\(p=\dfrac{F}{s}=\dfrac{30}{0,05.0,05}=12000\left(Pa\right)\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Nếu hút bớt không khí trong hộp thì áp suất bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất khí quyển mà khí quyển tác dụng một áp suất lên vật trên Trái Đất theo mọi phía, vì vậy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

 

Diện tích của vách kính :

\(S=2,5.3=7,5\left(m^2\right)\)

Thể tích kính :

\(V=S.h=7,5.0,01=0,075\left(m^3\right)\)

Khối lượng của vách kính :

\(m=D.V=0,075.2500=187,5\left(kg\right)\)

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Bài tập 4 (SGK Cánh diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

- Tàu chở hàng có thể nổi trên nước do nguyên lý của lực đẩy Archimedes. Lực đẩy Archimedes được tạo ra bởi chất lỏng hoặc khí khi một vật thể được đặt trong đó. Nếu trọng lượng của vật thể nhỏ hơn lực đẩy Archimedes tạo ra, vật thể sẽ nổi trên bề mặt của chất lỏng hoặc khí đó. Tàu chở hàng được thiết kế để có thể nổi trên nước với lực đẩy đủ lớn để đối phó với trọng lượng của tàu và hàng hóa.

- Người ta có thể đo tổng trọng lượng hàng hóa trên tàu dựa vào đo khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước bởi lý thuyết của nguyên lý Archimedes. Khi một tàu nằm trên mặt nước, lực đẩy Archimedes sẽ tương đương với trọng lượng lượng nước bị tàu chiếm chỗ. Theo đó, khi trọng lượng hàng hóa trên tàu được tăng lên, tàu sẽ chìm thấp hơn trong nước và làm thể tích nước bị chiếm chỗ. Khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước sẽ thay đổi tương ứng với khối lượng hàng hóa trên tàu. Bằng cách đo khoảng cách này, người ta có thể tính toán được độ lớn lực đẩy Archimedes từ đó gián tiếp tính được khối lượng hàng hóa trên tàu.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Bài tập 5 (SGK Cánh diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng. Do đó sẽ ấn sâu vào đất dễ dàng hơn.

(Trả lời bởi Taylor BT)
Thảo luận (1)