Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 50)

Hướng dẫn giải

- Trong cơ thể động vật, hệ tuần hoàn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất.

- Những cơ quan chính cấu tạo nên hệ tuần hoàn ở người gồm: tim và hệ thống mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch).

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Thành phần

cấu tạo

Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô).

Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu).

Đường di chuyển của máu

Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Khoang cơ thể \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim.

Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Mao mạch \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim.

Áp lực máu trong mạch

Thấp

Cao hơn

Vận tốc máu chảy trong mạch

Chậm

Nhanh hơn

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

(ở cá)

Hệ tuần hoàn kín

(ở Thú)

Số vòng tuần hoàn

 $1$ vòng tuần hoàn.

 $2$ vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống).

Đường đi

của máu

Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.

- Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.

- Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 52)

Hướng dẫn giải

 Sự khác nhau về độ dày của thành tim:

- Sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái so với thành tâm thất phải:

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất.

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.

- Ý nghĩa của đặc điểm trên đối với hoạt động bơm máu của tim: Độ dày của thành ở từng ngăn tim phù hợp với yêu cầu về lực tạo ra để bơm máu đi của từng ngăn tim.

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất vì: Tâm nhĩ chỉ cần tạo ra lực để đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất cần phải tạo ra lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch đi xa hơn (đến phổi hoặc đến các tế bào khắp cơ thể).

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì: Tâm thất trái cần phải tạo ra một lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch chủ đi đến các tế bào khắp cơ thể, còn tâm thất phải chỉ cần phải tạo ra một lực để đẩy máu vào động mạch phổi đến phổi.

 Vai trò của các van tim: Các van tim có vai trò đảm máu đi theo một chiều.

+ Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

+ Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm thất sang động mạch.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Một chu kì tim gồm có 3 pha (giai đoạn): pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co và pha dãn chung

- Thời gian mỗi pha trong chu kì tim: Mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, thời gian pha tâm nhĩ co là 0,1 s, thời gian pha tâm thất co là 0,3 s, thời gian pha dãn chung là 0,4 s

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở mỗi pha:

- Pha tâm nhĩ co: Tâm nhĩ trái và phải co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

- Pha tâm thất co: Tâm thất phải và trái co đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ.

- Pha dãn chung: Tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi, tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Loại mạch

Đặc điểm cấu tạo

Sự phù hợp

giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng

Động mạch

Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn.

Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn:

- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu.

- Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan.

Tĩnh mạch

Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van.

Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch:

- Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

- Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.

Mao mạch

Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc).

Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Về tổng diện tích mặt cắt ngang: Tổng diện tích mặt cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, nhỏ hơn ở động mạch và tĩnh mạch.

- Về huyết áp: Huyết áp cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

- Về vận tốc máu: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Vì tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau.

\(\rightarrow\) Do đó, quãng đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp ở tĩnh mạch lại nhỏ hơn ở động mạch.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)