Tham gia trò chơi Đoán người bạn bí mật.
Cách chơi: Lắng nghe thầy cô miêu tả về những người bạn bí mật và đoán xem người bạn bí mật đó là ai.
Tham gia trò chơi Đoán người bạn bí mật.
Cách chơi: Lắng nghe thầy cô miêu tả về những người bạn bí mật và đoán xem người bạn bí mật đó là ai.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Các bạn trong mỗi bức tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải1. Hạnh có thế mạnh là âm nhạc, ca hát.
2. Lan có điểm yếu là ngại phát biểu trước đám đông, sợ sai.
3. My có điểm mạnh là thể lực tốt, chạy nhanh.
4. Linh có điểm mạnh về mảng hội hoạ, vẽ rất đẹp.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Vẽ bức chân dung của em và viết ra.
- Ba điều em có thể làm tốt nhất.
- Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải3 điều em có thể làm tốt nhất: Chơi với các em bé, giúp mẹ làm việc nhà, đấm bóp lưng cho ông bà.
3 điều em cần cố gắng để làm tốt hơn: Nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp, tập cách phát biểu trọng tâm và dõng dạc, rèn luyện tiếng anh.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA
Trong cuộc đua đầu tiên giữa Thỏ và Rùa, vi chủ quan nên Thỏ đã thua Rùa. Vẫn nuôi hi vọng thi đấu lại, Thỏ nói với Rùa:
- Anh Rùa à, lần trước do tôi ngủ quên nên mới thua anh. Mình tranh tài lại nào. Đường đua anh cứ chọn.
Rùa suy nghĩ rồi đáp:
- Tôi đồng ý!
Sau đó, Rùa dẫn Thỏ đến đường đua đã chọn. Thật bất ngờ, đường đua Rùa chọn là phải vượt qua một dòng sông.
Cuộc đua bắt đầu, dù chậm chạp nhưng Rùa vẫn bơi qua sông còn Thỏ không thể về đích.
Rùa nhẹ nhàng nói với Thỏ:
- Bạn sẽ thắng nếu tìm đúng điểm mạnh của mình. Cố gắng lên, bạn nhé!
a. Vì sao Rùa là người chiến thắng trong lần thi đấu lại?
b. Vì sao chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Rùa là người chiến thắng trong lần thi đấu do rùa chọn đường đua là con sông, rùa biết điểm mạnh của mình là bơi nên đã chọn con sông để thắng thỏ.
b) Vì khi biết được điểm mạnh của bản thân nó sẽ giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và khắc phục lại điểm yếu của chúng ta.
(Trả lời bởi Đinh Trí Gia BInhf)
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?
a. Cô giáo cần một bạn thay mặt lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ. Lan xung phong vì biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám đông.
b. Đạt không tự tin khi gặp người lạ. Mẹ khuyên Đạt nên tham gia câu lạc bộ để mạnh dạn hơn. Đạt từ chối không tham gia.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảia. Bạn làm vậy là đúng, bạn có thể phát huy điểm mạnh của mình, lan toả và truyền tải thông điệp rõ ràng tới mọi người, như thế sẽ giúp Lan được rèn luyện cũng như nhiều người biết đến hơn.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Xử lí tình huống.
- Tình huống 1: Em và Thành là bạn thân. Trường tổ chức cuộc thi hát. Thành rủ em tham gia cùng. Tuy nhiên, em nghĩ hát lại chính là điểm yếu của mình.
- Tình huống 2: Trường em tổ chức Hội khỏe Phù Đổng. Các bạn động viên em tham gia môn cờ vua, nhưng em lại đá cầu rất tốt.
Em sẽ ứng xử như thế nào trong những tình huống trên?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTình huống 1: Thay vì rút lui em sẽ nhờ Thành cùng em tìm bài có quãng giọng phù hợp. Hoặc cùng Thành hát song ca một bài và chia khúc quãng phù hợp. Sau đó thì cùng nhau luyện tập, điều chỉnh cho nhau, ghi chú lại những điểm yếu. Từ đó dần hoàn thiện, khắc phục.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Đóng vai phóng viên nhí phỏng vấn điểm mạnh và điểm yếu của em và bạn.
Gợi ý:
- Điểm mạnh của bạn là gì?
- Đâu là điều bạn cần cố gắng?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThường thì không nên hỏi lộ liễu vậy, có thể hỏi là: Bạn tự tin và cảm thấy đầu là sở trường, điểm mạnh của mình? Điều gì bạn thấy mình còn cần phải học hỏi, trau dồi, thay đổi trong tương lai?
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Chia sẻ với bạn những hoạt động em có thể tham gia phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của em.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiĐiểm mạnh: Sự sáng tạo khi viết văn
Điểm yếu: Chưa biết cách khai thác tài liệu để mở rộng khi viết văn, diễn đạt còn lủng củng dài dòng
-> Hướng điều chỉnh: Tham gia một vài lớp học hoặc hỏi trực tiếp thầy cô để tìm được các nguồn tư liệu phụ hợp, luyện viết văn nhiều chau chuốt chỉn chu để cách hành văn bớt lủng củng rườm rà.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)