Bài 5. Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

- Đồng và sắt được phát hiện một cách ngẫu nhiên, tìm thấy từ những đám cháy, những thỏi đồng nóng chảy, vón cục là đồng đỏ (đồng nguyên chất) vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Sau đó người ta biết pha chế để tạo ra đồng thau. Sắt được phát hiện muộn hơn vào cuối thiên niên kỉ I TCN.

- Những chuyển biến từ khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời:

+ Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp.

+ Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

+Quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:

– Ban đầu, con người nhặt được những khối đồng nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại.

– Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, đồng thau.

– Đến cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.

+ Nhờ có kim loại đã giúp diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng => năng suất lao động tăng, sản phẩm không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục II (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

 Sự chuyển biến trong đời sống xã hội của con người khi kim loại xuất hiện:

Công cụ kim loại xuất hiện và ngày càng được sử dụng phổ biến đã đưa đến nhiều chuyển biến trong xã hội của con người:

- Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

* Sự chuyển biến của quan hệ xã hội:

- Trong xã hội nguyên thủy: “công bằng và bình đẳng” được coi là nguyên tắc vàng trong mối quan hệ giữa người với người.

- Trong xã hội có giai cấp: quan hệ công bằng – bình đẳng bị phá vỡ, thay vào đó là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các giai cấp. 

+ Giai cấp thống trị (những người giàu có) nắm trong tay quyền lực, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Giai cấp bị thống trị (những người nghèo khổ) không được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bị giai cấp thống trị áp bức.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục II (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc…), do sinh sống ven các con sông lớn, cư dân phải liên kết với nhau trong các cộng đồng (vốn là các công xã thị tộc) để làm thủy lợi và chống ngoại xâm. Tính cố kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu. Do đó, xã hội nguyên thủy phân hóa sớm hơn co với các nơi khác nhưng không triệt để.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến, nhiều về số lượng và đa dạng, phong phú về chủng loại.

+ Đến cuối thời nguyên thủy, con người đã dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

* Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy:

Chuyển biến về kinh tế:

+ Con người phát hiện ra kim loại và sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động.

+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại một cách phổ biến đã khiến cho: năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi…

- Chuyển biến về xã hội:

+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

+ Mặt khác, sự xuất hiện và sử dụng phổ biến của công cụ kim loại còn dẫn đến sự thay đổi hẳn địa vị xã hội của người đàn ông, vì: nền nông nghiệp (dùng cày, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công…) phát triển => đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm sản xuất của người đàn ông; năng suất lao động của người đàn ông cao hơn so với phụ nữ => sản phẩm do người đàn ông làm ra đã đủ nuôi sống cả gia đình. => Địa vị của người đàn ông trong gia đình dần được xác lập => các gia đình phụ hệ đã xuất hiện, thay thế cho gia đình mẫu hệ. Trong các gia đình phụ hệ, người đàn ông trở thành trụ cột, nắm toàn quyền quyết định các công việc – chính điều này đã nhen nhóm sự bất bình đẳng ngay từ trong mỗi gia đình - “tế bào” của xã hội.

* Lý giải chuyển biến nào là quan trọng nhất:

- Những chuyển biến kinh tế, đặc biệt là việc: con người nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên - chính là chuyển biến quan trọng nhất. Vì đây là tiền đề đưa tới những chuyển biến về mặt xã hội trong đời sống của con người ở thời kì nguyên thủy.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

 Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy:

– Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại

– Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

* Một số vật dụng bằng kim loại hiện nay:

- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: xoong, chảo, thìa, nĩa, dao…

- Các công cụ sản xuất (thủ công): liềm, cuốc, xẻng, cày…

- Các loại máy móc/ thiết bị được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác.

* Phát biểu suy nghĩ của bản thân về việc phát hiện ra kim loại ở cuối thời nguyên thủy:

Việc phát hiện và sử dụng phổ biến các công cụ lao động bằng kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của con người ở cuối thời kì nguyên thủy:

- Trước khi kim khí xuất hiện:

+ Công cụ lao động chủ yếu của con người là đá. Hạn chế lớn nhất của công cụ bằng đá là: khó chế tác, kém sắc bén. 

+ Do công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu nên năng suất lao động của con người rất thấp, mọi thành viên trong công xã thị tộc phải nỗ lực đến mức cao nhất mới có thể tìm kiếm đủ nguồn thức ăn nuôi sống thị tộc.

=> Cuộc sống con người trong công xã thị tộc đòi hỏi phải có sự công bằng và bình đẳng.

- Khi công cụ kim loại xuất hiện và được sử dụng phổ biến:

+ Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi…

+ Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ (do xuất hiện tình trạng “tư hữu’). Trong xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)