Bài 44: Hệ sinh thái

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 180)

Hướng dẫn giải

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

                   ( I - Hệ sinh thái , 1 Khái niệm hệ sinh thái sgk/179 )

 - Hệ sinh thái là : một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng . Các loài sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau , đồng thời tác động qua lại với môi trường mà chúng sống trong đó . Bất kì một sự tương tác nào giữa sinh vật với các yếu tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học , dù ở mức độ đơn giản nhất cũng được xem là một hệ sinh thái .

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 180)

Hướng dẫn giải

Hệ sinh thái giọt nước ao hồ

Hệ sinh thái Rú Chá

Hệ sinh thái biển Mỹ Khê - Đà Nẵng

v.v.v....

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 181)

Hướng dẫn giải

1 HST hoàn chỉnh bao gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: Các nhân tố vô sinh (ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật,...)

- Thành phần hữu sinh:

+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng dùng quang năng tổng hợp chất hữu cơ như thực vật, tảo,...

+ Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp,...

+ Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải xác và các thành phần chất thải sinh vật thành chất vô cơ như nấm, vi khuẩn phân giải,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 181)

Hướng dẫn giải

SV sản xuất: Cỏ bò, cỏ mần trầu, lá cây vông, đậu xanh, đậu đỏ,...

SV tiêu thụ: Thỏ, gà, cá diêu hông, heo, ếch, châu chấu, nhái bén, hươu cao cổ,...

SV phân giải: giun, vi sinh vật phân giải,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 182)

Hướng dẫn giải

HST tự nhiên: HST đồng cỏ, HST suối, HST rừng lá rộng ôn đới, HST rạn san hô

HST nhân tạo: HST ruộng bậc thang, HST rừng ngập mặn

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 182)

Hướng dẫn giải

Cỏ là thức ăn của chấu chấu, ếch là sinh vật tiêu thụ châu chấu

Hoặc: Châu chấu ăn cỏ, ếch ăn chấu chấu trong chuỗi dinh dưỡng

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 182)

Hướng dẫn giải

Ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn:

Lấy ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn

  (Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 182)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Tháp sinh thái trên được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng → Tháp sinh thái trên thuộc loại tháp số lượng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 184)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái đồng ruộng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng trên, các loài sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cụ thể, các sinh vật sản xuất (lúa, ngô, khoai, cỏ,…) là thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật (châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột,…); các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật lại trở thành thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn động vật hoặc ăn tạp (chim sẻ); các sinh vật phân giải (nấm, vi sinh vật, giun đất,…) thực hiện chức năng phân giải xác và chất thải của tất cả các sinh vật thành chất vô cơ trả lại môi trường.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)