Quan sát hình ảnh bên và chia sẻ những thông tin mà em biết liên quan đến hình ảnh đó.
Hãy giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em.
Quan sát hình ảnh bên và chia sẻ những thông tin mà em biết liên quan đến hình ảnh đó.
Hãy giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em.
Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ:
- Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương em.
- Giới thiệu với bạn về một loại trang phục hoặc một món ăn/một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....
- Trang phục áo dài: Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương (theo gợi ý dưới đây):
- Tên danh nhân.
- Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào? Kể vắn tắt nội dung câu chuyện.
- Em học được điều gì từ danh nhân đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền
- Tên danh nhân: Ngô Quyền
- Câu chuyện:
+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).
+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hoá truyền thống tiêu biểu của địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo: Một số nét văn hóa tiêu biểu của Hà Nội
(Trả lời bởi Thanh An)
STT
Lĩnh vực
Tên gọi
Mô tả
1
Lễ hội
Lễ hội chùa Hương
- Diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.
- Ngày khai hội chính thức là: mùng 6 tháng Giêng.
- Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc Bộ.
2
Món ăn
Phở
- Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.
- Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…
3
Phong tục, tập quán
Làm bánh chưng vào Tết Nguyên đán
- Các nguyên liệu để gói bánh chưng bao gồm: lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn.
- Người Việt thường dâng cúng bánh chưng vào các dịp lễ, tết để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn với tổ tiên, trời đất và cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa.
Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Từ lâu câu nói trên đã in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam để tưởng nhớ đến vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Hàng năm, cứ đến tháng 3 Âm lịch du khách thập phương lại cùng xuôi về vùng đất Phú Thọ để tham dự lễ hội Đền Hùng.
Theo quy định của nhà nước, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm người dân trên toàn quốc sẽ chính thức được nghỉ để ghi nhớ công ơn mười tám vị Vua Hùng đã có công dựng nước, đây cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dan tộc ta.
Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Lập kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về một di tích lịch sử - văn hoá của địa phương em (theo gợi ý dưới đây)
- Tên di tích
- Mục đích tham quan
- Thời gian dự kiến
- Chuẩn bị
- Các bước thực hiện.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Tên di tích: Đền chúa Thác bờ
Mục đích tham quan: Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ
- Thời gian dự kiến: 1/2- 2/2
- Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang...
- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)