Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

Hệ quả tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

- Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),....

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan,...

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Toàn cầu hóa thúc đẩy huyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

- Toàn cầu hóa làm gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.

- Toàn cầu hóa làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

- Toàn cầu hóa cũng làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế,...

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

       Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 12)

Luyện tập 2 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Ví dụ về biểu hiện khu vực hóa ở Việt Nam:

- Ở liên cấp khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...

- Đầu tư nước ngoài của nước ta tăng nhanh

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Địa lí 11 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Theo báo Nhân Dân:

Về chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam phá thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị khi đó; chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu ở khu vực, tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương.

Việt Nam tiếp tục có những điều kiện thuận lợi hơn để góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực; phối hợp lập trường và hợp tác với các nước trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp, hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông.

Về kinh tế, Việt Nam có thị trường rộng lớn cho xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN và cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hỗ trợ Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện các cam kết của AEC, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). Các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đi vào hiệu lực tại Việt Nam.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)