Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Mình đã từng bị đau bụng vì ăn phải đồ ăn bị thiu (để từ ngày hôm trước)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

- Nên làm:

+ Hình 3: Đậy thức ăn khi chưa sử dụng. Vì để tránh côn trùng bay vào.

+ Hình 7: Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vì để đảm bảo vệ sinh.

- Cần tránh:

+ Hình 4: Ăn đồ ăn dầu mỡ, thức uống có ga vào ban đêm. Vì dễ gây béo phì và có hại cho cơ thể.

+ Hình 5: Vận động mạnh sau khi ăn. Vì dễ bị đau bụng, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.

+ Hình 6: Ăn vội vàng. Vì dễ bị sặc, thức ăn rơi vào thực quản rất nguy hiểm.

+ Hình 8: Thức ăn lề đường. Vì rất nhiều ruồi muỗi, bụi bặm,.. không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải
Bữa ănThời gianTên thức ăn, đồ uống
Sáng6 giờ 30 phút - 6 giờ 45 phútCháo/ bánh mì/ Bún bò/ Bánh canh/ Mỳ hến
Trưa11 giờ 45 phút - 12 giờCơm + Cá / Bún + Chả quết/ Mì + Bò xào,...
Tối18 giờ 30 phút - 18 giờ 45 phútSalad rau quả/ Súp nấm
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Trước ăn mặn, giờ giảm bớt độ mặn

Trước ăn khuya, giờ không ăn khuya nữa

Trước ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên nướng. Hiện giờ chuyển sang ăn các đồ ăn luộc, hấp, hạn chế dầu mỡ.

v.v.v...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Hình 9: Cần rửa sạch trái cây trước khi ăn

Hình 10: Cần đun sôi nước để làm chết vi sinh vật có hại rồi mới được uống.

Hình 11: Không nên ăn thức ăn bị mốc, nó sẽ làm bạn bị đau bụng, tiêu chảy.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

- Không ăn bữa sáng: mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng để duy trì hoạt động một ngày. Dễ bị đau bao tử, dạ dày.

- Ăn thức ăn chưa nấu chín: đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.

- Ăn quá nhanh, nhai không kĩ: nghẹn, dễ bị sặc, thức ăn rơi vào thực quản rất nguy hiểm. Nhanh no, nhanh đói.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Không dùng thực phẩm đóng hộp. Bổ sung nhiều chất xơ Đừng quên thêm chất béo lành mạnh. Cung cấp đủ lượng nước cần thiết.Giữ tinh thần thoải mái. Ăn chậm nhai kỹ Tích cực vận động thể chất. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Chia sẻ việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

- Ăn đúng bữa, đúng giờ.

- Ăn chín, uống sôi.

- Không ăn quá no.

- Ăn chậm, nhai kĩ.

- Thường xuyên tập thể dục và vận động vừa sức.

- Không vận động mạng ngay sau khi ăn.

- Nghỉ ngơi sau khi ăn.

- Rửa tay trước và sau khi ăn.

- Ăn đầy đủ chất.

- Xổ giun định kì.

-v.v....

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

+ Rau xanh, thịt cá, hoa quả

+ Nước lọc, nước ép, sinh tố,…

Vì ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ xung chất xơ, ăn thịt cá để bổ sung đạm, uống đủ nước để cơ thể cấp đủ nước.

- Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

+ Những đồ ăn đầu mỡ như thịt xiên,….

+ Những đồ uống có cồn như bia, rượu,… .đồ uống có ga như coca,….

Vì các thức ăn, đồ uống trên có thể gây béo phì, thừa cân, có chất kích thích,… gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Đồ uống thức ăn có lợi cho hệ tiêu hoá: Sữa chua uống, trái cây dằm, rau xanh, thịt bò, nước lọc,...

Đồ uống không có lợi cho hệ tiêu hoá: Tiết canh, thắng cố, cá sống, hàng ăn vặt cay, đồ đóng hộp,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)