Bài 13. Bài tiết và cân bằng nội môi

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: Natri trong muối sẽ giúp cân bằng dịch lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể có nhu cầu bổ sung nhiều nước hơn để đào thải muối ra ngoài. Đây chính là lý do tại sao mỗi khi bạn ăn món mặn thường cảm thấy nhanh khát nước hơn bình thường.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Trả lời: 

Sản phẩm thải

Cơ quan bài tiết

CO2

Phổi

Mồ hôi

Da

Nước tiểu

Thận

(Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 82)

Hướng dẫn giải

- Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu

- Các tế bào ở thành ống thận (Ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa) có chức năng tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước khi thải ra ngoài

  (Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: 

Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm: Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp. Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Cân bằng nội môi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:

- Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể (máu, dịch mô, bạch huyết) đảm bảo cho các tế bào và cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Bộ phận

Cơ quan

Vai trò

Tiếp nhận kích thích

Thụ thể, cơ quan thụ cảm

- Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài)

- Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

Điều khiển

Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

- Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phận kích thích truyền tới

- Xử lí thông tin

- Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện

Thực hiện

Thận, gan, phổi, tim, mạch máu

- Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển à tăng hoặc giảm hoạt động à biến đổi các điều kiện lí hóa của môi trường à đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

- Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược)

 
(Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 83)

Hướng dẫn giải

a) Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.

b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như sau: Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng, áp suất thẩm thấu của máu giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH. Hormone ADH giảm kích thích thận giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.

c) Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.

(Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 84)

Hướng dẫn giải

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định.

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định

- Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.

(Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Vai trò của thận trong việc duy trì cân bằng nội môi:

tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể

- Thận điều hòa cân bằng muối và nước trong cơ thể, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu và thể tích của máu, ổn định huyết áp.

- Thận còn có vai trò duy trì ổn định pH máu thông qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thụ  từ dịch lọc trả về máu.

(Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 85)

Hướng dẫn giải

a) Cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường: Chỉ số xét nghiệm bình thường là nằm trong khoảng bình thường (chỉ số không in đậm), còn chỉ số xét nghiệm không bình thường nằm ngoài khoảng bình thường (chỉ số in đậm).

b) Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề về sức khỏe:

- Kết quả xét nghiệm của người A cho thấy, chỉ số triglyceride là 3,43 mmol/L, chỉ số cholesterone toàn phần là 6,7 mmol/L, chỉ số glucose trong máu là 8,2 mmol/L cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người A có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp cao, tim mạch và tiểu đường.

- Kết quả xét nghiệm của người B cho thấy, chỉ số urea trong máu là 8,0 mmol/L. cao hơn mức bình thường → Người B có nguy cơ cao mắc bệnh Gout. Ngoài ra, người B còn có khả năng mắc các bệnh lí về thận (suy thận) do chỉ số creatinine là 120 mmol/L nằm ở mức cao so với nam và cao hơn nhiều so với chỉ số bình thường ở nữ.

c) Một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó:

- Đối với người A: Cần kiểm soát cân nặng; tăng cường vận động thể lực; có chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn chất béo lành mạnh, tăng cường rau củ quả, hạn chế lượng tinh bột; hạn chế sử dụng chất kích thích;…

- Đối với người B: Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế chất béo, protein; duy trì cân nặng phù hợp; tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích; rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức;…

(Trả lời bởi Phan Văn Toàn)
Thảo luận (1)