Bài 1. Lịch sử và cuộc sống

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

* Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử:

- Máy tính đầu tiên trên thế giới:

+ Có kích thước khổng lồ: dài khoảng 24 mét, bao phủ diện trích khoảng 160 mét vuông và nặng tổng cộng khoảng 27 tấn.

+ Cổ máy này cần lượng điện tới 150 KW để cung cấp cho hệ thống 18.800 bóng đèn điện tử các kích cỡ.

- Máy tính thế hệ thứ tư:

+ Kích thước nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn so với chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới.

+ Bước đầu có sự kết nối mạng giữa các máy tính (Internet).

+ Hạn chế: người dùng không thể mang máy tính theo bên mình.

- Máy tích xách tay hiện nay: 

+ Thiết kế đẹp, gọn nhẹ (chỉ khoảng 1 – 3 kg), tiêu tốn ít điện năng.

+ Phổ biến sự kết nối mạng máy tính (Internet).

 + Người dùng có thể mang máy tính theo mình, vì vậy rất thuận tiện trong quá trình sử dụng.

* Nhận xét: sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử được hiểu là lịch sử hình thành và phát triển của chiếc máy tính điện tử.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.

Ví dụ:

– Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người)

– Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam

– Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

 “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

 “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Chúng ta cần phải học lịch sử, vì:

- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay,...

- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.

- Một phần học lịch sử giúp con người tư duy logic, xâu chuỗi quá khứ - hiện tại - tương lai.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

 Đồng ý với ý kiến vì:

Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước. Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ đất nước.Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai

Chính vì vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Các bạn hình bên đang lau dọn, nhặt cỏ, quét rác tại các phần mộ ở nghĩa trang liệt sĩ. Đây là hành động thể hiện sự nhớ ơn và trân trọng những người đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc ta - đức tính "uống nước nhớ nguồn"

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham Khảo

- Một số hình thức học lịch sử mà em biết:
+ Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.
+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động).
+ Tìm hiểu lịch sử thông qua: 

Phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.
Văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…
Âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận….
Phim tài liệu.
+ Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ:

Tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…
- Cách học lịch sử giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu quả nhất là:
+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic.
+ Tìm hiểu lịch sử qua: phim hoạt hình; truyện tranh; câu đố dân gian; tiểu thuyết đề tài lịch sử…
+ Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.

(Trả lời bởi Hquynh)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Các bạn thích học những môn học khác nhưng vẫn cần phải biết lịch sử vì:

- Học lịch sử giúp các bạn có thể hiểu được về nguồn gốc của gia đình, dòng họ, của chính bạn đó rộng lớn hơn bạn có những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại.

- Học lịch sử còn giúp các bạn học tập được những kinh nghiệm trong quá khứ để có thể áp dụng giải quyết những tình huống thực tế trong hiện tại, giúp các bạn có thể hiểu được hiện tại và hướng tới tương lai.

(Trả lời bởi Đinh Thị Linh)
Thảo luận (2)